Trường hợp nào người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:41 (GMT+7)

Trường hợp người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Theo Khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp sau, người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại (mà người lao động chưa được hưởng):

- Người lao động có việc làm

- Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

- Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

- Người lao động chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

- Bị Tòa án tuyên bố mất tích

- Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù

Đối với các trường hợp này, nếu người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp này là căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo (nếu người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo).

Tuy nhiên, nếu các trường hợp sau đây người lao động không thực hiện nghĩa vụ thông báo về việc chấm dứt hưởng trợ cấp việc làm thì không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

- Người lao động có việc làm

- Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

- Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

Đây là các trường hợp người lao động có trách nhiệm phải thông báo đến trung tâm dịch vụ việc làm về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp kèm theo bản sao giấy tờ cần thiết (hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, giấy báo nghĩa vụ, giấy nhập học). Nếu người lao động không thực hiện được nghĩa vụ này thì cũng không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

2. Thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ, thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác định như sau:

Thời gian bảo lưu = A – B

Trong đó:

A là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động

B là thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (tức mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp)

Trong trường hợp có tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu trong quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (tồn tại từ lần hưởng trợ cấp trước) thì tiếp tục trừ đi phần tháng lẻ này.

Ví dụ:

Người lao động A đóng bảo hiểm thất nghiệp 36 tháng và hưởng trợ cấp thất nghiệp theo thời hạn 03 tháng, nhưng hết tháng thứ nhất người lao động đã có việc làm và xin bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Suy ra thời gian bảo lưu là: 36 – 2 x 12 = 12 (tháng)

Vậy người lao động A được bảo lưu 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Xem thêm:

Tổng hợp bài viết về Luật Việc làm năm 2013

Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội

Luật Hoàng Anh  

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư