2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo công trình. Vậy trong khi thực hiện các công việc ấy, việc bảo đảm thực hiện, thanh toán hợp đồng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Theo từ điển Tiếng Việt, bảo đảm là tạo điều kiện để chắc chắn thực hiện được việc gì đó. Hay nói cách khác, bảo đảm thực hiện, thanh toán hợp đồng xây dựng là việc tạo các điều kiện để chắc chắn thực hiện, thanh toán xong hợp đồng xây dựng.
Điều 16, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/05/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP) quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:
Khoản 1, Điều 16, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.
Trong đó, bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu. (quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật dân sự:
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. (quy định tại Khoản 1, Điều 328, Bộ Luật dân sự năm 2015)
- Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. (quy định tại Khoản 1, Điều 329, Bộ Luật dân sự năm 2015)
- Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. (quy định tại Khoản 1, Điều 335, Bộ Luật dân sự năm 2015)
Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.
Trong đó, căn cứ tại Khoản 2, Điều 138, Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh (việc hai hay nhiều nhà thầu liên kế lại với nhau dưới cùng một tên để cùng thực hiện một dự án xây dựng nào đó) thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện.
Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.
Xem thêm:
Bảo đảm thực hiện, thanh toán hợp đồng xây dựng như thế nào? (P2)
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh