2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Bên cạnh các quy định về bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng xây dựng, pháp luật hiện hành còn quy định chi tiết về bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng thi công xây dựng.
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP), hợp đồng thi công xây dựng công trình là hợp đồng xây dựng được phân loại theo nội dung, tính chất công việc trong hợp đồng xây dựng.
Điểm b, Khoản 2, Điều 3, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:
"Điều 3. Các loại hợp đồng xây dựng
1. Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:
b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình."
Từ quy định trên, có thể hiểu hợp đồng thi công xây dựng là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình.
Trong đó, thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động như xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. (căn cứ tại Khoản 38, Điều 2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP).
Điều 8, Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định về bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng thi công xây dựng như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt, bảo hiểm là sự bảo đảm của cơ quan bảo hiểm chi cho đối tượng tham gia bảo hiểm (có đóng một khoản tiền nhất định theo định kì) một khoản tiền theo quy định khi hết tuổi lao động hoặc khi có tai nạn, rủi ro xảy đến. Pháp luật hiện hành quy định các loại bảo hiểm theo hợp đồng thi công xây dựng bao gồm:
a. Bảo hiểm công trình xây dựng
Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014 quy định chủ đầu tư xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, Điều kiện thi công xây dựng phức tạp. Trường hợp, phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định.
b. Các loại bảo hiểm cần thiết khác
Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba, ...) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.
Theo Từ điển Tiếng Việt, bảo hành là việc cam kết sửa chữa miễn phí những lỗi hỏng hóc, nếu có, trong một thời hạn nhất định.
Việc bảo hành theo hợp đồng thi công xây dựng công trình được thực hiện như sau:
a. Chủ thể có trách nhiệm bảo hành
Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Các thỏa thuận của các bên hợp đồng về thời hạn bảo hành, mức bảo đảm bảo hành phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng;
Xem thêm: Công trình xây dựng được bảo hành như thế nào?(P1)
b. Các hình thức bảo hành
Khoản 1, Điều 335, Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Tương tự như hình thức bảo lãnh trong hợp đồng xây dựng, việc bảo hành theo hợp đồng thi công xây dựng có thể được thực hiện dưới hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận, nhưng phải ưu tiên áp dụng hình thức bảo lãnh;
d. Thời gian bảo hành theo hợp đồng thi công xây dựng
Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu.
Trong Khoảng thời gian này, nếu bên nhận thầu không tiến hành bảo hành thì bên giao thầu có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa;
- Thời gian bảo hành đối với hạng Mục công trình, công trình xây dựng tối thiểu là 24 tháng đối với các công trình, hạng Mục công trình cấp đặc biệt và cấp 1; không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng Mục công trình cấp còn lại; Riêng đối với nhà ở thời gian bảo hành không ít hơn 5 năm.
- Thời gian bảo hành đối với thiết bị được xác định theo hợp đồng thi công nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị.
- Đối với các hạng Mục công trình trong quá trình, thi công có khiếm khuyết về chất lượng công trình hoặc xảy ra sự cố đã được bên nhận thầu sửa chữa, khắc phục thì thời gian bảo hành của các hạng Mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu trước khi nghiệm thu.
đ. Mức bảo đảm bảo hành tối thiểu
Mức bảo đảm bảo hành tối thiểu theo hợp đồng thi công xây dựng được quy định như sau:
- 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp 1;
- 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại.
Xem thêm: Loại và cấp công trình xây dựng được quy định như thế nào?
e. Từ chối bảo hành
Bên nhận thầu có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của bên nhận thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng.
Xem thêm: Rủi ro và bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng là gì?
g. Kết thức thời gian bảo hành
Khi kết thúc thời gian bảo hành, bên nhận thầu lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi bên giao thầu. Bên giao thầu có trách nhiệm xác nhận hoàn thành bảo hành cho bên nhận thầu bằng văn bản.
Bên nhận thầu chỉ được hoàn trả bảo đảm bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh