2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Khung giá đất là cơ sở để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm căn cứ xây dựng và công bố bảng giá đất ở từng địa phương. Từ đó, áp dụng để thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ở, tính thuế sử dụng đất, phí và lệ phí ttrong quản lý, sử dụng đất đai…
Theo quy định tại Điều 6, Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014, việc xây dựng khung giá đất dựa vào các căn cứ sau đây:
+ Nguyên tắc định giá đất
Các nguyên tắc định giá đất quy định tại Khoản 1, Điều 112, Luật đất đai năm 2013 bao gồm: việc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; theo thời hạn sử dụng đất; phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất và việc định giá đất phải đảm bảo việc trong cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất sử dụng đất tương tự nhau thì có mức giá như nhau.
+ Các phương pháp định giá đất
Các phương pháp định giá đất quy định tại các Khoản 1,2,3 và 4 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ bao gồm phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.
+ Kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất.
Xem thêm:
Phương pháp so sánh trực tiếp được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Phương pháp chiết trừ được quy định như thế nào?
Phương pháp thu nhập được pháp luật quy định như thế nào?
Phương pháp thặng dư được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7, Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ, được bổ sung tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ, nội dung khung giá đất bao gồm:
Việc quy định mức giá tối thiểu, tối đa với các loại đất sau đây:
a. Nhóm đất nông nghiệp:
- Khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Khung giá đất trồng cây lâu năm;
- Khung giá đất rừng sản xuất;
- Khung giá đất nuôi trồng thủy sản;
- Khung giá đất làm muối.
b. Nhóm đất phi nông nghiệp:
- Khung giá đất ở tại nông thôn;
- Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
- Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
- Khung giá đất ở tại đô thị;
- Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;
- Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị.
Xem thêm: Gắn link bài viết phân loại đất
a. Vùng kinh tế gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Việc quy định khung giá đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp tại nông thôn của mỗi vùng kinh tế được xác định theo 3 loại xã đồng bằng, trung du, miền núi.
b.Các loại đô thị gồm: Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V.
Việc quy định khung giá đất phi nông nghiệp tại đô thị được xác định theo vùng kinh tế và loại đô thị.
Khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bảng giá đất tại địa phương.
Xem thêm: Pháp luật quy định như thế nào về bảng giá đất?
Giá đất trong khung giá đất, bảng giá đất đối với đất sử dụng có thời hạn được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm.
Đối với địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định thời hạn sử dụng đất để tính giá đất trong bảng giá đất khác thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
Các quy định chi tiết về việc xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong các bài viết tiếp theo.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh