2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. Vậy cụ thể pháp luật quy định như thế nào về mức tạm ứng hợp đồng xây dựng, thu hồi tiền tạm ứng và trách nhiệm của bên nhận thầu là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khoản 2, Điều 18, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.
Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét, thống nhất theo đề nghị của bên nhận thầu bảo đảm phù hợp với yêu cầu của gói thầu, giảm bớt thủ tục không cần thiết
Mức vốn tạm ứng hợp đồng xây dựng không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho dự án.
Căn cứ theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng, hợp đồng xây dựng bao gồm các loại: Hợp đồng tư vấn, hợp đồng thi công, hợp đồng cung cấp thiết bị, hợp đồng EC, EP, PC, EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác.
Do vậy mức tạm ứng hợp đồng xây dựng được quy định cụ thể trong từng loại hợp đồng.
a. Mức tạm ứng tối thiểu
Khoản 5, Điều 18, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/05/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP) quy định về mức tạm ứng tối thiểu của hợp đồng xây dựng đó là:
- Đối với hợp đồng tư vấn:
Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;
Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng.
- Đối với hợp đồng thi công xây dựng:
+ Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng;
+ Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;
+ Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC, EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.
b. Mức tạm ứng tối đa
Đối với hợp đồng xây dựng, mức tạm ứng tối đa là 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ.
Khoản 14, Điều 3, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
a. Mức tạm ứng tối thiểu, mức tạm ứng tối đa
Điểm 3, Khoản 2, Công văn 10254/BTC-ĐT quy định cụ thể về mức vốn tạm ứng đối với các dự án dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước tương tự như mức tạm ứng tối thiểu, mức tạm ứng tối đa của hợp đồng xây dựng quy định tại mục 1.1.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh