2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giao đất là một trong các hình thức Nhà nước chuyển giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Giao đất bao gồm giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất thu tiền sử dụng đất. Vậy pháp luật hiện hành quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất gồm những trường hợp nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ tại Điều 54, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013), pháp luật hiện hành quy định 05 trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất bao gồm:
Căn cứ tại Khoản 30, Điều 3, Luật đất đai năm 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
Khoản 2, Điều 3, Nghị định 01/2017/ NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định về việc xác định nguồn thu nhập ổn định như sau:
Nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận.
Trong trường hợp đất đang được sử dụng không nằm trong địa phương mà hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đăng ký hộ khẩu thường trú thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất cấp văn bản xác nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp, Uỷ ban nhân dân mà hộ gia đình, cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ dựa vào văn bản xác nhận đó để xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp.
Xem thêm: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được xác nhận như thế nào?
Như vậy, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức đó là không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long và không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Căn cứ tại Khoản 2, Điều 54, Luật đất đai năm 2013, đây là trường hợp người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Xem thêm:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh được quy định như thế nào?
Đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn được quy định như thế nào? (P1)
Căn cứ quy định tại Khoản 26, Điều 3, Luật đất đai năm 2013, Tổ chức sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức này chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp sẽ được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Đây là trường hợp các tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh mà phục vụ tái định cư cho người dân theo dự án của Nhà nước. Khi đó, tổ chức này chỉ mang tính chất làm thuê cho Nhà nước, tức Nhà nước thuê tổ chức này làm các dự án của Nhà nước trên đất được Nhà nước giao cho. Vì vậy, đây là trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, 4, Điều 5, Luật đất đai năm 2013, cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
Cộng đồng dân cư là một đơn vị thể hiện văn hoá sống gắn bó của người dân, thường sử dụng đất nhằm xây dựng các công trình mang ý nghĩa chung đối với cộng đồng dân cư đó như nhà thờ tổ của dòng họ, hay miếu, đình làng… Cơ sở tôn giáo là tổ chức phục vụ các nhu cầu tinh thần của người dân, nhằm giữ gìn nét đẹp văn hoá tâm linh của nhân dân ta. Do vậy, Nhà nước giao đất cho cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Xem thêm: Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ gì?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh