2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng là một trong các nội dung của hợp đồng xây dựng. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều chỉnh là việc thay đổi các nội dung so với ban đầu. Điều 143, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày (sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng năm 2014) quy định về việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng như sau:
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều chỉnh khối lượng công việc, đơn giá, giá, tiến độ trong hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 36, 37, 38, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo.
Xem thêm: Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng được điều chỉnh như thế nào?
Hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
- Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
Hợp đồng xây dựng là sự thoả thuận giữa các bên để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình. Do vậy, hợp đồng có thể điều chỉnh do sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng.
- Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác.
Trường hợp khi Nhà nước thay đổi chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng, thì việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng cho phần công việc bị ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách đó và việc điều chỉnh thực hiện theo quy định của cơ quan ban hành, hướng dẫn thực hiện chính sách.
- Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
- Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Khoản 2, Điều 51, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/05/2015 của Chính phủ quy định bất khả kháng là một sự kiện rủi ro xảy ra một cách khách quan không thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng và không thể khắc phục được khi nó xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép như: Thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác. Trong các trường hợp bất khả kháng như vậy, hợp đồng xây dựng có thể được điều chỉnh
Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. (quy định tại Khoản 22, Điều 3, Luật Đầu tư công năm 2019).
Dự án sử dụng vốn đầu tư công là dự án sử dụng một trong các loại vốn như vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.
Khoản 44, Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013 quy định vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.
Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu ở trên nhưng bao gồm vốn đầu tư công.
Xem thêm:
Hợp đồng xây dựng được điều chỉnh như thế nào? (P2)
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh