Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm gì trong việc quản lý thi công xây dựng công trình? (P3)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:52 (GMT+7)

Bài viết trình bày về trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý thi công xây dựng công trình

Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày khái quát về nhà thầu thi công xây dựng  và việc quản lý thi công xây dựng công trình và một phần trách nhiệm chung của nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý thi công xây dựng công trình thì trong phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về các vấn đề sau: 

Xem thêm: Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm gì trong việc quản lý thi công xây dựng công trình? (P1)

Khái quát về nhà thầu thi công xây dựng  và việc quản lý thi công xây dựng công trình 

Các quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý thi công xây dựng công trình 

Trách nhiệm chung (tiếp)

- Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Trong đó, nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu. (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP)

- Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thi công xây dựng đúng mục đích.

- Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 06/2021/NĐ-CP;

- Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công hoặc hạng mục công trình và nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng. 

- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.

- Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.

- Tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện.

Trách nhiệm của người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng

- Quản lý an toàn lao động là gì

Khoản 1, Khoản 2, Điều 3, Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BXD ngày 16/03/2020 của Bộ Xây dựng quy định an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình. Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại Khoản 1, Điều 36, Nghị định 39/2016/NĐ-CP, cụ thể: 

+ Đối với cơ sở dưới 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách;

+ Đối với cơ sở sử dụng từ 50 đến dưới 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;

+ Đối với cơ sở sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;

+ Đối với cơ sở sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách. 

- Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:

+ Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận; phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an toàn, biện pháp đảm bảo an toàn và đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng;

+ Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động của người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường;

+ Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời; quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án;

+ Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.

Xem thêm: 

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm gì trong việc quản lý thi công xây dựng công trình? (P3)

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư