2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 3, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định hợp đồng thi công xây dựng công trình là một loại của hợp đồng xây dựng được phân loại dựa theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng. Bên cạnh các quy định về nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng, pháp luật hiện hành quy định chi tiết về nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công tại Điều 2, Thông tư 09/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng, cụ thể như sau:
Xem thêm: Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?
Điểm b, Khoản 1, Điều 3, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình.
Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng.
Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan.
Nội dung công việc của hợp đồng thi công có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số công việc sau:
+ Bàn giao và tiếp nhận, quản lý mặt bằng xây dựng, tiếp nhận và bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.
+ Cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công để thi công xây dựng công trình theo hợp đồng.
+ Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
+ Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm, tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
+ Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
+ Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).
+ Thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng.
+ Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng Mục công trình, công trình xây dựng.
+ Thực hiện các công tác bảo đảm an toàn, bảo vệ và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;
+ Bảo vệ công trường, mặt bằng thi công trong phạm vi hợp đồng thi công;
+ Thực hiện các công tác bảo đảm an ninh trật tự cho khu vực công trường;
+ Hợp tác với các nhà thầu khác trên công trường (nếu có);
+ Thu dọn công trường và bàn giao sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành.
+ Các công việc khác trong quá trình thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận của hợp đồng, các tài liệu kèm theo hợp đồng và quy định của pháp luật.
Trường hợp bên giao thầu cung cấp một số hay toàn bộ vật tư, máy thi công thì các bên cần thể hiện rõ trong hợp đồng; bao gồm cả về khối lượng, chất lượng, thời gian, địa Điểm cung cấp.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh