2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.Tạm ứng hợp đồng xây dựng là một trong các nội dung của hợp đồng xây dựng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ trình bày về việc tạm ứng hợp đồng xây dựng quy định tại Điều 18, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/05/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP), cụ thể như sau:
Khoản 1, Điều 18, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 18. Tạm ứng hợp đồng xây dựng
1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
Từ quy định trên, có thể hiểu tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản chi phí mà bên giao thầu (chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính) ứng trước cho bên nhận thầu (là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính) để thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi tiến hành các công việc theo hợp đồng như xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
Khoản 14, Điều 3, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Mục 1, Khoản 2, Công văn 10254/BTC-ĐT quy định 05 nguyên tắc tạm ứng vốn đối với các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước (vốn quảng cáo truyền hình, vốn đầu tư tăng trưởng của Bảo hiểm Xã hội,...) bao gồm:
- Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp cho các công việc cần thiết để triển khai thực hiện hợp đồng hoặc các công việc không thông qua hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng.
- Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
- Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.
- Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và mức vốn tạm ứng tại mục 3.
Trường hợp kế hoạch vốn bố trí không đủ mức vốn tạm ứng theo hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt) thì chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng có hiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.
Khoản 2, Điều 18, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực.
Mà căn cứ tại Khoản 2, Điều 138, Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Do vậy, có thể hiểu thời điểm thực hiện tạm ứng hợp đồng đó là sau thời điểm 02 bên ký kết hợp đồng hoặc sau sau thời điểm có hiệu lực được quy định cụ thể trong hợp đồng xây dựng.
Riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.
Xem thêm:
Tạm ứng hợp đồng xây dựng như thế nào? (P2)
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh