Tạm ứng hợp đồng xây dựng như thế nào? (P2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:48 (GMT+7)

Bài viết trình bày các quy định về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng

Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày về khái niệm, nguyên tắc tạm ứng vốn và thời gian được thực hiện tạm ứng hợp đồng xây dựng, thì trong phần này chúng tôi sẽ trình bày về các vấn đề sau: 

Xem thêm: Tạm ứng hợp đồng xây dựng như thế nào? (P1)

4. Bảo lãnh tạm ứng

4.1. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng

Theo từ điển Tiếng Việt, bảo lãnh là việc bảo đảm cho (một cá nhân hoặc tổ chức) làm một việc hoặc hưởng một quyền lợi có gắn với nghĩa vụ, chịu trách nhiệm nếu (cá nhân hoặc tổ chức ấy) sau này không thực hiện nghĩa vụ.

Khoản 4, Điều 18, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng như sau:

a. Bảo lãnh hợp đồng đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng

Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. 

b. Các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh 

Điểm a, Khoản 4, Điều 18, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

c. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng trong trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu 

Liên danh các nhà thầu là việc các nhà thầu liên kết lại với nhau trên danh nghĩa ( có thể dưới cùng một tên)  để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng, một dự án nào đó. 

Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.

d. Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng 

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. 

Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

4.2. Bảo lãnh tạm ứng vốn đối với các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước

Cụ thể Điểm 4, Khoản 2, Công văn 10254/BTC-ĐT quy định chi tiết về việc bảo lãnh tạm ứng vốn đối với các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước như sau: 

a. Bảo lãnh đối với hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 1 tỷ đồng

Đối với các loại hợp đồng lớn hơn 1 tỷ đồng thì việc bảo lãnh được thực hiện như sau: 

- Trước khi Kho bạc nhà nước thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho chủ đầu tư để tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng.

- Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Chủ đầu tư đảm bảo và chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại.

b. Các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng 

Đối với các trường hợp sau đây không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng:

- Các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng. Trường hợp này, để đảm bảo sử dụng vốn tạm ứng an toàn và có hiệu quả, chủ đầu tư tùy theo điều kiện cụ thể được quyền yêu cầu nhà thầu bảo lãnh tạm ứng vốn theo nội dung nêu tại điểm a mục này và chịu trách nhiệm về yêu cầu bảo lãnh tạm ứng của mình.

- Các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu;

- Các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trừ trường hợp công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình).

c. Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng 

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.

d. Hồ sơ tạm ứng vốn đối với các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước

Mục 2, Khoản 2, Công văn 10254/BTC-ĐT quy định để được tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước hồ sơ tạm ứng vốn bao gồm các tài liệu sau: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính và bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư) đối với các trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng. 

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư