Việc tách Ban quản trị nhà chung cư được pháp luật hiện hành quy định ra sao?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:13 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc tách Ban quản trị nhà chung cư

Pháp luật hiện hành quy định về việc tách Ban quản trị nhà chung cư tại Khoàn 1, 2, 4, Điều 21, Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng, cụ thể như sau: 

1. Loại nhà chung cư được áp dụng quy định tách Ban quản trị nhà chung cư 

Việc tách Ban quản trị nhà chung cư chỉ áp dụng đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và đã thành lập Ban quản trị theo quy định tại Điều 20, Thông tư 02/2016/TT-BXD.

Xem thêm: Số lượng và thành phần Ban quản trị nhà chung cư là gì?

2. Các quy định về việc tách Ban quản trị nhà chung cư 

Pháp luật hiện hành quy định về việc tách Ban quản trị nhà chung cư tại Khoản 2, Điều 21, Thông tư 02/2016/TT-BXD, cụ thể như sau: 

a. Trường hợp đại diện các chủ sở hữu căn hộ của tòa nhà trong cụm nhà chung cư có nhu cầu tách khỏi cụm nhà này để thành lập Ban quản trị của tòa nhà riêng 

Trong trường hợp này phải tổ chức hội nghị của tòa nhà để lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư; nếu có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà này đồng ý (thông qua biên bản đề nghị tập thể) thì thành viên Ban quản trị là đại diện của tòa nhà này gửi biên bản đề nghị tập thể đến Ban quản trị cụm nhà chung cư.

Sau khi gửi biên bản đề nghị cho Ban quản trị cụm nhà chung cư biết, các chủ sở hữu của tòa nhà đề nghị tách khỏi cụm thống nhất cử ban tổ chức lâm thời để tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu; việc bầu, xác định thành phần, số lượng và mô hình hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư. Đại diện của tòa nhà đang là thành viên Ban quản trị cụm nhà chung cư sẽ không được công nhận là thành viên Ban quản trị của cụm nhà này sau khi Ban quản trị tòa nhà chung cư được thành lập.

Xem thêm: Số lượng và thành phần Ban quản trị nhà chung cư là gì?

b. Trường hợp tòa nhà chung cư tách khỏi cụm mà đại diện của tòa nhà này đang là Trưởng ban quản trị của cụm nhà chung cư 

Trong trường hợp này thì sau khi Ban quản trị của tòa nhà được thành lập, Ban quản trị cụm nhà chung cư phải tổ chức họp hội nghị cụm nhà chung cư bất thường để bầu thay thế Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư.

Xem thêm: Hội nghị nhà chung cư bất thường được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

c. Trường hợp đại diện chủ sở hữu căn hộ các tòa nhà trong cụm có nhu cầu tách thành các Ban quản trị của từng tòa nhà riêng biệt 

Trong trường hợp này thì sau khi các tòa nhà tổ chức hội nghị tòa nhà chung cư để có biên bản đề nghị tập thể tại mục 1, Ban quản trị cụm nhà chung cư phải tổ chức họp để thống nhất cách thức bàn giao hồ sơ, kinh phí bảo trì của từng tòa nhà cho các Ban quản trị tòa nhà mới sau khi được thành lập.

Sau khi đại diện của tòa nhà gửi biên bản đề nghị tập thể đến Ban quản trị cụm nhà chung cư, các tòa nhà tiến hành tổ chức hội nghị của tòa nhà chung cư theo quy định tại Điểm a Khoản này;

d. Thủ tục công nhận Ban quản trị nhà chung cư 

Thủ tục công nhận Ban quản trị nhà chung cư sau khi tách Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo.

3. Các quy định về việc bàn giao, quản lý hồ sơ liên quan đến tòa nhà, hồ sơ hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư và bàn giao các khoản kinh phí khi nhập nhà chung cư 

Điểm a, c, d, Khoản 4, Điều 21, Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng quy định về vấn đề như sau: 

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Ban quản trị tòa nhà mới có văn bản đề nghị, Ban quản trị cụm nhà chung cư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ và toàn bộ các khoản kinh phí có liên quan đến tòa nhà đã tách khỏi cụm sang cho Ban quản trị mới của tòa nhà quản lý;

+ Ban quản trị tòa nhà chung cư hoặc cụm nhà chung cư có văn bản đề nghị kèm theo bản sao có chứng thực quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp quận gửi tổ chức tín dụng nơi đang quản lý kinh phí bảo trì của cụm nhà hoặc tòa nhà chung cư đề nghị chuyển kinh phí này sang cho Ban quản trị mới quản lý;

+ Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị, tổ chức tín dụng đang quản lý kinh phí có trách nhiệm chuyển toàn bộ số kinh phí còn lại cho Ban quản trị mới.

+ Việc bàn giao hồ sơ hoạt động của Ban quản trị và chuyển giao các khoản kinh phí quy định tại Khoản này phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên có liên quan.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Nhà ở

Luật Hoàng Anh 

 

 

 

 

 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư