Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:18 (GMT+7)

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo Điều 60 Luật đầu tư 2020

Điều 60 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật đầu tư 2020) quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài như sau:

“Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.

2. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này.

3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.

4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.”

1. Nguyên tắc đầu tư ra nước ngoài

- Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Xem thêm: Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài được quy định như thế nào?

2. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

a. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư của mình tại Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Đây là hoạt động không thể thiếu khi đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam luôn khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Tuy nhiên không phải tất cả các ngành nghề đều được phép đầu tư ra nước ngoài. Pháp luật đầu tư có quy định cụ thể các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể như sau:

Theo Điều 53 Luật đầu tư 2020 (sau đây gọi Luật đầu tư 2020)

“Điều 53. Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.

2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.”

Lần đầu tiên, các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài được quy định trong Luật Đầu tư năm 2020, bao gồm: ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật đầu tư và các điều ước quốc tế có liên quan; ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương; ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nưởc tiếp nhận đầu tư.

b. Đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

Theo Điều 54 Luật đầu tư 2020 quy định các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:

“Điều 54. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

1. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:

a) Ngân hàng;

b) Bảo hiểm;

c) Chứng khoán;

d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;

đ) Kinh doanh bất động sản.”

Luật đầu tư năm 2020 quy định: Nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhưng phải đáp ứng các điều kiện riêng biệt để đảm bảo về nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của Nhà nước. Các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, kính doanh bất động sản.

Điều kiện cụ thể khi đàu tư ra nước ngoài của các ngành, nghề nêu trên được quy định trong các quy định tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và Điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ìà thành viên. Nói cách khác, để xác định ngành, nghề đầu tư có điều kiện và các điều kiện cụ thể, các nhà đàu tư cần xem xét Luật Đầu tư năm 2020 và Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và Điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép

Bản cam kết là loại văn bản có giá trị pháp lý giữa hai bên ký cam kết, một trong 02 bên, bên nào không làm đúng nội dung trong cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngoại tệ được hiểu là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực. Khi các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư và chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư từ Việt Nam, họ cần phải có ăn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng.

4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài

Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp ở trên do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài trong hai trường hợp trên chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài.

Xem thêm: Quyết định đầu tư ra nước ngoài được quy định như thế nào?

5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư

Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Đối với biểu mẫu về việc xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của Cá nhân/Tổ chức được hướng dẫn tại Văn bản hướng dẫn số: 8918/BKHĐT-ĐTNN ngày 31/12/2020 của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư hướng dẫn và quy định tại mẫu số 07.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư