2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để tiến hành các hoạt động đầu tư trong các dự án kinh doanh của mình nhằm phát sinh nguồn vốn và sinh thu lợi nhuận một cách hợp pháp theo đúng nội dung mà pháp luật đã nêu ra, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần sở hữu một giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp theo một trình tự và thủ tục nhất định của các cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây Luật Hoàng Anh xin được trình bày về khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để làm rõ hơn về vấn đề này.
Khoản 11 Điều 3 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
11. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.”
Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành đó là loại giấy phép hoạt động được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền trong việc ban hành cho các cá nhân và tổ chức liên quan có đầy đủ những điều kiện thỏa mãn trong các dự án đầu tư theo pháp luật đã quy định. Thông thường giấy chứng nhận đầu tư được áp dụng nhiều nhất cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài. Hoặc có thể hiểu đây là một trong những điều kiện cần thiết để thành lập các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Còn trong các trường hợp mà pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải xin các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư thì cần tiến hành xin các thủ tục cần thiết trước khi thành lập doanh nghiệp.
Khi thực hiện dự án đầu tư hay thành lập công ty vốn nước ngoài, thì nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc này nhằm giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Trường hợp cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Các dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: Tên dự án đầu tư; Nhà đầu tư; Mã số dự án đầu tư; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động); Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư; Tiến độ thực hiện dự án đầu tư (bao gồm: Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn và tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn); Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có); Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Xem thêm: Nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư gồm những nội dung gì?
Tương ứng với mỗi dự án đầu tư, doanh nghiệp hay nhà đầu tư cần hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thông thường, đối với việc kiểm duyệt dự án thường được kiểm tra rất kỹ lưỡng, do từ phía nhà nước muốn bảo đảm môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh