2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định và các tổ chức cá nhân phải tuân theo. Mỗi quốc gia đều có những nguyên tắc khác nhau về vấn đề đầu tư trong nước. Chính vì vậy, khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào một quốc gia nào đó thì họ luôn cần phải tìm hiểu xem quốc gia đó có những yêu, cầu nguyên tắc gì đối với việc đầu tư. Tại Việt Nam, có thể liệt kê một số nguyên tắc đầu tư trong nước chủ yếu như sau:
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật Đầu tư năm 2020) quy định:
“Điều 4. Áp dụng Luật Đầu tư và phapsluataj có liên quan
1. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và luật khác có liên quan.”
Pháp luật Việt Nam ghi nhận và cam kết bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và quyền lợi khác của nhà đầu tư. Các quyền này chỉ được phát huy khi các nhà đầu tư tôn trọng pháp luật, tuân thủ quy định về thủ tục đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
Để có một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn, bảo đảm lợi ích của đất nước, của người dân của tất cả các chủ thể tham gia thì vai trò của pháp luật điều chỉnh là hết sức quan trọng. Pháp luật hiện hành cho phép các cá nhân, tổ chức có quyền tự do đầu tư kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Đây là nguyên tắc mà nhà đầu tư phải tuân thủ khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với các nhà đầu tư, việc nhận diện các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh, các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là vô cùng cần thiết.
Là những ngành, nghề không được đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ. Đầu tư kinh doanh các ngành nghề này sẽ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống, lịch sử văn hóa đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
Tại Việt Nam, quyền con người luôn được tôn trọng, đặt lên vị trí trọng tâm hàng đầu, được cụ thể hóa thành các quyền trong Hiến pháp và pháp luật. Trong các quyền con người, tự do kinh doanh là quyền được xác định rõ ràng trong Điều 33 Hiến pháp 2013, các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau trong hoạt động. Quyền tự do kinh doanh đã có một bước tiến mới, cởi mở với nguyên tắc:
“Điều 33.
Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.”
Cách tiếp cận hiện nay của pháp luật cho phép được đầu tư kinh doanh và các ngành, nghề lĩnh vực không bị cấm. Cụ thể, danh mục cấm đầu tư kinh doanh hiện nay được quy định trong điều 6 luật đầu tư năm 2020 và được cụ thể hóa trong các phụ lục của luật đầu tư.
Xem thêm: Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật đầu tư 2020?
Điều kiện kinh doanh ngành, nhà đầu tư kinh doanh có điều kiện là những yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc và thực hiện theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề đó. Việc yêu cầu các chủ thể đầu tư phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh là vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại phụ lục IV của luật đầu tư năm 2020. Việc ban hành các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng phải đảm bảo nguyên tắc: rõ ràng, dự báo trước và ổn định tương đối.
Xem thêm: Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư 2020?
Khoản 5 Điều 5 Luật đầu tư năm 2020 quy định về nguyên tắc đối xử bình bằng giữa các nhà đầu tư như sau:
“Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh
5. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế”
Pháp luật Việt Nam hiện hành cụ thể hóa chính sách ưu đãi không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thông qua các quy định về ưu đãi đầu tư trong Luật đầu tư năm 2020. Theo đó, căn cứ để hưởng ưu đãi đầu tư được xác định dựa trên các tiêu chí khách quan, minh bạch. Cụ thể, đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư được xác định dựa trên ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn thực hiện đầu tư, tập trung vào các ngành sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, các dự án sản xuất có quy mô lớn, dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng nhiều lao động. Nêu đáp ứng những tiêu chí này, các dự án đầu tư của cả nhà đầu tư trong nước lẫn của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng ưu đãi, trừ một số ngoại lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng ảnh trong việc thiết lập quyền tự do và bình đẳng giữa các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau và nhà đầu tư trong nước, đáp ứng yêu cầu bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh