2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, người sử dụng lao động phải xây dựng phương án xử lý các sự cố này. Vậy, các nội dung của phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016, phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng có 03 nội dung:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phân công người lao động tham gia xử lý sự cố tại chỗ trong trường hợp sự cố xảy ra đột ngột, không thể lường trước cũng như không thể tự giải quyết, và cần gấp lực lượng tham gia khắc phục. Đây cũng có thể được xem như là “chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động” được quy định trong Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019. Khi phân công lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ, người sử dụng lao động phải đảm bảo việc xử lý sự cố không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời phải thực hiện trách nhiệm điều hành của mình thông qua việc sắp xếp nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia. Người sử dụng lao động cũng có thể thuê người có chuyên môn tham gia vào lực lượng xử lý sự cố tại chỗ, nếu có đủ thời gian, kinh phí, hoặc nếu tình trạng sự cố nghiêm trọng đến mức người lao động tại nơi làm việc không thể xử lý được.
Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng có thể huy động lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận thông qua sự liên hệ giữa các tổ chức, người sử dụng lao động hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Người sử dụng lao động phải thống nhất cung cấp các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho lực lượng xử lý sự cố tại nơi làm việc. Vì các sự cố này nghiêm trọng, nên người thực hiện các nhiệm vụ này phải được trang bị kỹ càng, đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn về an toàn khi xử lý sự cố.
- Phương tiện kỹ thuật bao gồm các phương tiện bảo hộ cá nhân, phương tiện di chuyển, phương tiện xử lý sự cố. Các phương tiện này phải đạt các tiêu chuẩn mà pháp luật quy định về chất lượng, an toàn.
- Các thiết bị đo lường người thực hiện nhiệm vụ xử lý sự cố sử dụng cũng do người sử dụng lao động cung cấp, và phải đảm bảo tính chuẩn xác, tiêu chuẩn do pháp luật quy định.
Về cơ bản, không thể quy định chung về cách thức, trình tự xử lý sự cố vì trong từng trường hợp, các sự cố xảy ra trong điều kiện, môi trường khác nhau, cũng như ở các dạng khác biệt với những yếu tố khó khăn trong xử lý riêng biệt. Vì vậy không có cách thức, trình tự xử lý sự cố chung. Người sử dụng lao động, dưới sự tham mưu của những người có nhiệm vụ liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở và các tổ chức, cơ quan có liên quan, tự lập kế hoạch, cách thức, trình tự giải quyết đối với từng sự cố kỹ thuật cụ thể, phù hợp với tính hình thực tế cũng như tính an toàn, vệ sinh tại nơi làm việc. Kế hoạch này của người sử dụng lao động phải được thông báo cho người thực hiện nhiệm vụ xử lý và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Xem thêm:
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh