2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hoạt động điều tra, xác minh tai nạn lao động là bắt buộc khi người lao động khai báo cho người sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động khai báo lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về lao động. Đối với trường hợp người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (03 trường hợp) thì việc điều tra, xác minh tai nạn lao động càng quan trọng hơn bởi tính chất phức tạp khi điều tra, xác minh khi tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, cần chú ý việc điều tra, xác minh tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, quá trình điều tra, xác minh cho kết quả người lao động bị tai nạn lao động không xuất phát từ lỗi của người lao động, người lao động vẫn thực hiện nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao tại địa điểm, thời gian hợp lý do người sử dụng lao động sắp xếp hoặc thỏa thuận sắp xếp với cơ sở tại nước ngoài, thì người lao động vẫn được người sử dụng lao động bồi thường và hưởng chế độ trợ cấp nếu đủ điều kiện. Tức là dù làm việc ở nước ngoài, người lao động thuộc 01 trong 03 trường hợp phải khai báo, điều tra, xác minh tai nạn lao động vẫn được hưởng các quyền lợi giống với người lao động trong nước khi bị tai nạn lao động. Chế độ bồi thường, trợ cấp bao gồm: Thanh toán chi phí y tế, trả tiền lương cho người lao động trong thời gian nghỉ việc để điều trị, bồi thường cho người lao động, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn do một phần lỗi của người lao động,…
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, trong trường hợp các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc điều tra, người sử dụng lao động phải cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính. Nguyên nhân bởi vì trường hợp tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm hai người lao động trở lên bị thương nặng thì người sử dụng lao động đều phải khai báo cho Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nếu thông thường Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập Đoàn điều tra cấp tỉnh để điều tra cấp tỉnh nhưng nơi xảy ra tai nạn lao động lại ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, nên hoạt động điều tra bị hạn chế, nên sau khi điều tra xong, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng cần phải lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động vừa để xem xét lập biên bản xác minh tai nạn lao động vừa để quản lý.
Như vậy, việc quản lý của Nhà nước đối với tai nạn lao động của người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài khó khăn hơn so với quản lý đối với tai nạn lao động trong nước, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền lợi của người lao động bị tai nạn trong những trường hợp này, nên các cơ quan Nhà nước quản lý về lao động phải tổ chức quản lý nhiều vòng (điều tra, lưu trữ hồ sơ, xác minh).
Xem thêm:
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh