2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu về 04 quyền, nghĩa vụ của Công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 03 quyền, nghĩa vụ khác của Công đoàn cơ sở trong vấn đề này.
Theo Điều 10 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 94/2015/QH13 ngày 25/06/2015:
Công đoàn cơ sở là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, trực tiếp quản lý người lao động là thành viên của Công đoàn tại nơi làm việc, do đó, sau người lao động, Công đoàn cơ sở là chủ thể có khả năng nhận biết nguy hiểm, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động sớm nhất vì là tổ chức của người lao động. Nếu người lao động không đủ khả năng, không biết cách để kiến nghị và kiến nghị ở đâu, cơ quan có thẩm quyền nào thì Công đoàn cơ sở, với tư cách là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và trách nhiệm kiến nghị đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về vấn đề này, kể cả liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Công đoàn cơ sở trước đây là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở duy nhất của người lao động, và cho đến hiện tại, nếu doanh nghiệp có đủ 05 thành viên của Công đoàn, hoặc 05 người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn, thì phải thành lập Công đoàn tại cơ sở. Vì vậy, số lượng thành viên tại Công đoàn cơ sở luôn đông đảo, thường chiếm hầu số lượng người lao động của doanh nghiệp. Cũng chính vì thế mà Công đoàn cơ sở phù hợp nhất để thực hiện tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện quy định của pháp luật cũng như các quy định khác do người sử dụng lao động ban hành, hay là nội dung thỏa ước lao động tập thể về an toàn, vệ sinh lao động.
Đồng hành cùng với hoạt động tuyên truyền, vận động, Công đoàn cơ sở cũng có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huận luyện người lao động liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, bằng cách huy động thành viên của mình tham gia cũng như đóng góp kinh phí thực hiện hoạt động.
Như đã nêu trên, Công đoàn tại cơ sở là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nên có mối liên kết mật thiết với người lao động tại nơi làm việc, việc phát hiện các mối nguy hiểm của Công đoàn cơ sở vì thế mà nhanh hơn so với nhiều chủ thể khác. Khi nhận thấy các mối nguy hại này, Công đoàn cơ sở có trách nhiệm khẩn cấp báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý, đồng thời yêu cầu người có trách nhiệm (chủ yếu là người sử dụng lao động và người lao động) xây dựng ngay biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động, kể có có phải để người lao động tạm thời ngừng việc hoặc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng theo quy định của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019.
Trên đây là 03 trong tổng số 10 quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Để biết thêm về các quyền, nghĩa vụ còn lại, xin tham khảo thêm: Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như thế nào? (Phần 1); Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như thế nào? (Phần 3).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh