2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như thế nào? (Phần 1) (Phần 2) đã giới thiệu về 07 quyền, nghĩa vụ của Công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 03 quyền, nghĩa vụ còn lại của Công đoàn cơ sở trong vấn đề này.
Theo Điều 10 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 94/2015/QH13 ngày 25/06/2015:
- Công đoàn cơ sở là một trong các chủ thể bắt buộc phải tham gia vào Đoàn điều tra do người sử dụng lao động thành lập để điều tra về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi có sự cố xảy ra với người lao động. Sự tham gia của Công đoàn tại cơ sở đảm bảo tính khách quan trong công tác điều tra do Công đoàn cơ sở đại diện cho người lao động và có nhiệm vụ đảm bảo quyền cho người lao động, nên không để người sử dụng lao động lạm quyền và trốn tránh trách nhiệm thiếu sót trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
- Công đoàn cơ sở cũng có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động, huy động người lao động là thành viên của Công đoàn tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, vì Công đoàn cơ sở có số lượng thành viên đông đảo và dễ dàng tập hợp lực lượng người lao động hơn so với người sử dụng lao động nhờ liên kết chặt chẽ với người lao động.
- Trong trường hợp người lao động không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật, Công đoàn cơ sở có trách nhiệm báo cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tùy theo mức độ nghiêm trọng của tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật) để các cơ quan này tiến hành điều tra.
Công đoàn cơ sở là tổ chức gần gũi với người lao động, cũng là tổ chức đại diện người lao động có nguồn kinh phí lớn, đủ để tổ chức nhiều hoạt động, phong trào nâng cao tinh thần làm việc, ý thức của người lao động. Vì vậy, Công đoàn cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào cho người lao động tại cơ sở nhằm thúc đẩy phát triển thông tin về an toàn, vệ sinh lao động cũng như ý thức thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 98/2014/NĐ-CP ngày 24/10/2014, doanh nghiệp có 05 thành viên của Công đoàn hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn, có đủ điều kiện thành lập Công đoàn thì được thì phải thành lập Công đoàn cơ sở. Do vậy vẫn có các trường hợp nơi sử dụng lao động không có Công đoàn cơ sở thì Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện các quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở về các vấn đề an toàn, vệ sinh lao động. Ví dụ: Công đoàn cấp huyện là cấp trên trực tiếp cơ sở đối với nơi sử dụng lao động trong địa bàn huyện.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh