2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được phân cho nhiều cơ quan Nhà nước thực hiện. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 33 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có 10 Bộ có thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, dựa trên các lĩnh vực mà các Bộ này quản lý:
Bộ Y tế là cơ quan chuyên môn về y tế của Chính phủ, có chức năng quản lý về lĩnh vực y tế. Các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà Bộ y tế có thẩm quyền quản lý cũng có liên quan đến chức năng quản lý của Bộ y tế. Các máy, thiết bị, vật tư, chất này là máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến thực phẩm, dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc, thuốc cho người, hóa chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, trang thiết bị y tế. Đây chủ yếu là các máy, thiết bị, vật tư liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Bộ y tế: Thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm, sinh phẩm y tế, vắc xin, hóa chất, chế phẩm sử dụng cho hoạt động sinh hoạt, gia dụng, trang thiết bị y tế.
Ví dụ: Thùng để chứa chất lỏng thuốc có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, hệ thống đường ống dẫn khí y tế (các loại van khóa, van 01 chiều, van chặn lửa tạt lại, van điều áp, van an toàn, van xả khí tạp, báo động, khối đầu nối,… và các phụ kiện khác) thuộc quản lý của Bộ Y tế. Người sử dụng lao động khi sử dụng, dừng sử dụng, loại bỏ các máy, thiết bị, vật tư này phải báo cáo với cơ quan chuyên môn cấp dưới của Bộ Y tế là Sở Y tế tại tỉnh nơi có địa điểm đặt các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, thực hiện quản lý về nông nghiệp nói chung (nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp), thủy lợi và phát triển nông thôn. Do đó các máy, thiết bị, vật tư, chất mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phải có liên quan đến các lĩnh vực này. Theo Điểm b Khoản 1 Điều 33 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, công trình thủy lợi, đê điều.
Ví dụ: Máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc; Hệ thống bơm bê tông độc lập được sử dụng chuyên để xây dựng đê chống sạt lở đất thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Người sử dụng lao động khi sử dụng, dừng sử dụng các thiết bị này phải báo cáo lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ cho công tác quản lý cũng như công tác xử lý đối với các thiết bị không còn đạt chuẩn.
Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan chuyên môn của Chính phủ về giao thông, vận tải (bao gồm giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải, hàng không), do đó, các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải có sự liên quan đến các lĩnh vực giao thông vận tải mà Bộ Giao thông Vận tải quản lý.
Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 33 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Bộ Giao Thông Vận tải chịu trách nhiệm quản lý về các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến phương tiện giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công vận tải chuyên dùng, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển, công trình hạ tầng giao thông.
Ví dụ: Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên; Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m; Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng.
Bộ Công Thương là cơ quan chuyên môn của Chính phủ về công nghiệp (cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu,…), thương mại (thị trường trong nước, xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, hội nhập kinh tế, quản lý cạnh tranh,…). Theo đó, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Công thương quản lý phải có liên quan đến công nghiệp hoặc thương mại.
Theo Điểm d, Khoản 1, Điều 33 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển.
Ví dụ: Hệ giàn giáo, đà giáo, cột chống chịu lực phục vụ trong quá trình khai thác khí đốt.
Xem thêm:
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh