2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Có nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Công an; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phân công chịu trách nhiệm về máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Bộ Công an là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội, điều tra phòng chống tội phạm, phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, tham gia vào các giai đoạn của tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp,… Vì thế Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Quốc phòng quản lý.
Ví dụ: Thuốc nổ, các thiết bị nổ là máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc quản lý của Bộ Công an nhưng với điều kiện các thiết bị này không được sử dụng trong nhiệm vụ của Bộ quốc phòng và các cấp do Bộ quốc phòng quản lý. Vì nếu sử dụng với mục đích quốc phòng, các thiết bị nổ này thuộc quyền quản lý của Bộ quốc phòng.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn về lao động của Chính phủ. Về cơ bản lẽ ra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải quản lý toàn bộ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do chuyên môn lao động hoặc không quản lý bất kỳ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nào cả do không có chuyên môn kỹ thuật. Trên thực tế, vẫn tồn tại các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được xác định không thuộc sự quản lý của bất kỳ Bộ nào khác, khi đó, theo Điểm k Khoản 1 Điều 33 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động này. Đồng thời do quản lý về lao động, nên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý cả phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Theo Khoản 2 Điều 33 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, trong trường hợp máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mới, chưa được pháp luật quy định thuộc sự quản lý của Bộ nào, thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ ngành khác phân công cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm quản lý đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, dựa trên 02 căn cứ sau:
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Yêu cầu quản lý nhà nước
Tương tự như vậy nếu các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến hoạt động mà nhiều Bộ cùng quản lý, thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành phân công Bộ có trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với chức năng, mục đích sử dụng của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động để quản lý các máy, thiết bị, vật tư, chất này.
Xem thêm:
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh