2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người sử dụng lao động là chủ thể có quyền, nghĩa vụ quản lý, điều hành, giám sát người lao động cũng như điều kiện lao động tại nơi làm việc. Do đó, khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động cũng phải có các trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người sử dụng lao động có 08 trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 03 trong tổng số 08 trách nhiệm đó.
Theo Khoản 1 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động phải được đưa ngay tới bộ phận bộ trách y tế tại cơ sở làm việc (do người sử dụng lao động bố trí) để sơ cứu, hoặc nếu người lao động có dấu hiệu bị thương nặng, phải đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất. Vì những hoạt động này phải diễn ra nhanh, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức, bố trí đưa người lao động đi sơ cứu, cấp cứu cũng như tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, các chi phí này chỉ là tạm ứng. Sau khi Đoàn điều tra tai nạn lao động có kết luận cuối cùng, mới xác định được trách nhiệm chi trả chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị của người lao động, do còn phải xác minh nguyên nhân xảy ra tai nạn và lỗi của người lao động, cũng như trách nhiệm của Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội.
Theo Khoản 2 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán y tế từ khi sơ cứu đến khi điều trị ổn định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
Người lao động tham gia Bảo hiểm y tế thì khi bị tai nạn lao động có thể được chi trả ở các mức 100%, 95%, 80%, 70%, 60%, 40% chi phí khám, chữa bệnh tùy theo nhóm đối tượng của người lao động đó, số lần khám, chữa bệnh (khám, điều trị 01 lần, khám, điều trị nội trú, lâu dài), dựa trên quy định tại Điều 15 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 15/06/2014.
Những chi phí khám, chữa bệnh mà Bảo hiểm y tế chi trả thì người sử dụng lao động không có trách nhiệm bù cho người lao động. Tuy nhiên, trong các trường hợp người lao động chỉ được Bảo hiểm y tế chi trả một phần chi phí khám, chữa bệnh, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả phần còn lại cho người lao động.
Ví dụ: Bảo hiểm y tế chi trả 40% chi phí khám, chữa bệnh thì người sử dụng lao động phải trả 60% còn lại.
Trách nhiệm này giúp thúc đẩy người sử dụng lao động thực hiện đóng Bảo hiểm y tế cho người lao động, đảm bảo người lao động được hưởng những quyền lợi cơ bản khi tham gia làm việc.
Khi suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động tại Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015. Nếu người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động dưới 5%, tức là người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, và không được Bảo hiểm trả chi phí giám định suy giảm khả năng lao động.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải chi trả phí khám giám định suy giảm cho người lao động (và được kết luận suy giảm dưới 5%) nếu người lao động được người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động, tổ chức cho người lao động của mình tham gia Bảo hiểm y tế. Vì vậy, nếu người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì cũng được coi là lỗi của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế cũng vì nguyên nhân này.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải ngừng làm việc trong thời gian dài để điều trị, phục hồi chức năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh trong quá trình thực hiện công việc cho người sử dụng lao động, nên người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ lương cho người lao động bị tai nạn lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động không phải trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian quá dài nếu người lao động điều trị, phục hồi chức năng lâu. Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục (đối với người lao động theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn), 06 tháng liên tục (đối với người lao động theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng), quá nửa thời hạn hợp đồng lao động (với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng) mà khả năng lao động chưa phục hồi. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động không phải trả tiền lương cho người lao động đang điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nữa. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động, tránh trường hợp người lao động giả bệnh, giả ốm sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để được nhận lương dù không làm việc.
Xem thêm:
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh