2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 37 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, đối tượng phải được báo cáo, thống kê về bệnh nghề nghiệp là người lao động mắc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được xác định là người mắc bệnh nghề nghiệp thông qua hoạt động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động giới thiệu, khám sức khỏe định kỳ do người sử dụng lao động tổ chức hoặc do tự người lao động đi khám bệnh và phát hiện bệnh.
- Đối với người sử dụng lao động, đối tượng báo cáo, thống kê tai nạn lao động chỉ bao gồm người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đang làm việc cho mình, hoặc người lao động đã nghỉ việc, thôi việc, nghỉ chế độ nhưng khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám sức khỏe phát hiện ra bệnh nghề nghiệp vẫn đang là người lao động của người sử dụng lao động.
- Đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc, thôi việc, nghỉ chế độ, từ mình đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động không có trách nhiệm báo cáo, thống kê đối với nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn có trách nhiệm báo cáo, thống kê về những người thuộc nhóm này.
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và chẩn đoán giám định được quy định tại Điều 3 Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 của Bộ Y tế.
Xem thêm: Bệnh nghề nghiệp là gì? Phân loại bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Theo Khoản 2 Điều 37 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người sử dụng lao động hằng năm có trách nhiệm khai báo, thống kê về phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho cơ quan quản lý nhà nước y tế cấp tỉnh (Sở Y tế), để Sở Y tế báo cáo lên Bộ Y tế. Theo đó, hoạt động báo cáo này phải thực hiện định kỳ mà không phụ thuộc vào việc cơ sở lao động có người bị bệnh nghề nghiệp không. Nếu không có người bị mắc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động vẫn phải báo cáo, vì đây không phải là báo cáo số người bị bệnh nghề nghiệp mà là báo cáo hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động. Đối với trường hợp có người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải báo cáo lên Sở Y tế theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư số 28/2016 số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Bộ Y tế.
Sở Y tế thực hiện tổng hợp các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp từ người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, sắp xếp, báo cáo Bộ Y tế theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 12 Thông tư số 28/2016 số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Bộ Y tế (bao gồm các nội dung cơ bản về tên cơ sở lao động, địa chỉ cơ sở lao động, số điện thoại liên hệ cơ sở lao động, tổng số lao động nữ, tổng số lao động khám bệnh nghề nghiệp, tổng số người lao động được chẩn đoán phát hiện bệnh nghề nghiệp và tên bệnh nghề nghiệp mà người lao động mắc phải).
Bộ Y tế là cơ quan tiếp nhận báo cáo, thống kê, đánh giá về công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp, cũng như các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp tại địa phương từ Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo Khoản 3 Điều 37 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Bộ Y tế có trách nhiệm tổng hợp các báo cáo này, gửi báo cáo, thống kê, đánh giá về bệnh nghề nghiệp, tình hình thực hiện công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tức cơ quan có trách nhiệm quản lý về lao động, điều kiện lao động và an toàn, vệ sinh lao động. Hoạt động này được thực hiện thường niên, phục vụ cho hoạt động quản lý của cả cơ quan quản lý về Y tế và cơ quan quản lý về lao động nói riêng và Chính phủ nói chung.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình bệnh nghề nghiệp; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu phòng, chống bệnh nghề nghiệp và tổ chức điều tra bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:
Trường hợp nào điều tra bệnh nghề nghiệp? (Phần 1)
Trường hợp nào điều tra bệnh nghề nghiệp? (Phần 2)
Theo Khoản 3 Điều 37 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, sau khi tiếp nhận báo cáo, thống kê, đánh giá từ Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục gửi báo cáo lên Chính phủ về công tác phòng, chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh