Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:19 (GMT+7)

Nêu căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và phân tích các yếu tố trong căn cứ tính thuế.

Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp hoặc được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Vậy căn cứ nào để tính được số thuế sử dụng đất nông nghiệp cần nộp về ngân sách Nhà nước. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ giải đáp thắc mắc này.

1. Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

Theo quy định của Điều 5 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993, căn cứ để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là:

“Điều 5

Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp:

- Diện tích;

- Hạng đất;

- Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.”

Công thức tính thuế:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

=

Diện tích

x

Hạng đất

x

Định suất thuế

 

2. Các yếu tố trong căn cứ tính thuế

2.1. Diện tích

Theo Điều 6 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993, diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất.

Cụ thể, Điều 2 Thông tư số 89-TC/TCT ngày 09/11/1993 quy định chi tiết về diện tích đất nông nghiệp như sau:

“Điều 1

Diện tích tính thuế của từng thửa ruộng, đất là diện tích thực sử dụng kể cả bờ xung quanh ruộng phục vụ trực tiếp cho sản xuất của thửa ruộng, đất, không tính phần bờ dùng cho giao thông nội đồng hoặc dùng chung cho từ một cánh đồng trở lên.”

- Xác định diện tích tính thuế của từng hộ phải căn cứ vào tờ khai của hộ, đồng thời phải dựa vào các tài liệu sau đây để kiểm tra tính chính xác của tờ khai.

+ Diện tích đang tính thuế nông nghiệp, diện tích khai hoang đã đến hạn chịu thuế;

+ Kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) xác nhận.

Nếu địa phương chưa đo đạc hoặc số liệu đo đạc chưa chính xác thì phải sử dụng tài liệu: bản đồ, địa bàn cũ, tài liệu về giao đất hoặc giao khoán, đất làm kinh tế gia đình, các quyết định giao đất đối với các doanh nghiệp, nông lâm nghiệp (nông trường, lâm trường, trạm trại...).

- Trình tự xác định diện tích tính thuế

+ Hộ sử dụng đất tự kê khai diện tích đất được giao, đất nhận khoán và đất tự khai phá gọi chung là đất đang sử dụng theo mẫu biểu hướng dẫn của cơ quan thuế và gửi bản kê khai đó đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) đối với các hộ nộp thuế lập sổ thuế tại xã, đến Chi cục thuế đối với các hộ nộp thuế lập sổ thuế tại huyện, đúng thời gian và địa điểm.

+ Đội thuế xã giúp Uỷ ban nhân dân xã tiếp nhận tờ khai, kiểm tra, đối chiếu tờ khai của từng hộ nộp thuế với các tài liệu hiện có đã nói ở trên, xác định diện tích tính thuế của từng hộ.

2.2. Hạng đất

Việc phân hạng đất tính thuế thực hiện theo quy định của Nghị định số 73-CP ngày 25/10/1993.

Nội dung này được phân tích chi tiết trong một bài viết khác của chúng tôi. Mời các bạn xem thêm: Căn cứ để phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về thuế đối với đất đai

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư