2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng bao gồm giá tính thuế và thuế suất. Vậy giá tính thuế được xác định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mỗi đối tượng khác nhau sẽ áp dụng giá tính thuế giá trị gia tăng khác nhau theo quy định tại Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008.
Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ như sau:
“ Điều 7
1. a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng’”
Tại Điểm a Khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, bổ sung thêm:
+ Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, bổ sung tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
Giá tính thuế với các đối tượng này là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho.
Giá tính thuế trong trường hợp này theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 là:
“Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh (tiêu dùng nội bộ), là giá tính thuế giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.”
Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ đối với hóa đơn giá trị gia tăng xuất tiêu dùng nội bộ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Trong đó hàng hóa luân chuyển nội bộ được sửa đổi tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC như sau:
- Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.
- Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, Điều 22 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013:
“Điều 7
22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.”
Như vậy, cơ sở kinh doanh chịu giá tính thuế giá trị gia tăng bao gồm cả các khoản phụ thu, phụ phí thêm ngoài hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.
Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Xem thêm:
Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng? (P2)
Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng? (P3)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh