2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. Bài viết này của Luật Hoàng Anh tiếp tục làm rõ giá tính thuế với các trường hợp được quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.
Mỗi đối tượng khác nhau sẽ áp dụng giá tính thuế giá trị gia tăng khác nhau theo quy định tại Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008.
Căn cứ vào Khoản 13 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, điện của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm cả điện của nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Giá tính thuế giá trị gia tăng trong trường hợp này để xác định số thuế nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp chưa xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì theo giá tạm tính của Tập đoàn thông báo nhưng không thấp hơn giá bán điện thương phẩm bình quân của năm trước liền kề.
Khi xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì kê khai điều chỉnh chênh lệch vào kỳ kê khai của tháng đã có giá chính thức. Việc xác định giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước chậm nhất không quá ngày 31/3 của năm sau.
Giá tính thuế giá trị gia tăng trong trường hợp này là số tiền thu từ hoạt động của casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh có đặt cọc đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
Giá tính thuế giá trị gia tăng được tính theo công thức sau:
Giá tính thuế = Số tiền thu được : (1 + Thuế suất)
Giá tính thuế đối với vận tải, bốc xếp được quy định trong Khoản 15 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.
Giá trọn gói bao gồm ăn, ở, đi lại và được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ trọn gói được xác định theo công thức sau:
Giá tính thuế = Giá trọn gói : (1 + Thuế suất)
Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác nếu có chứng từ hợp pháp thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên được tính giảm trừ trong giá (doanh thu) tính thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào phục vụ hoạt động du lịch trọn gói được kê khai, khấu trừ toàn bộ theo quy định.
Số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế giá trị gia tăng.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá tính thuế = Số tiền phải thu : (1 + Thuế suất)
Căn cứ vào Khoản 18, 19 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, giá tính thuế đối với sách và hoạt động in được tính như sau:
- Đối với sách chịu thuế giá trị gia tăng bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế giá trị gia tăng để tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu của cơ sở.
Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế giá trị gia tăng tính trên giá bán ra.
Trường hợp cơ sở in thực hiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy.
- Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thực hiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy.
Tuy nhiên dịch vụ đại lý được nhắc đến không phải đại lý đối với hàng hóa, dịch vụ mà là:
+ Đại ký giám định.
+ Đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba bồi hoàn.
+ Đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng
Đối với các đối tượng trên, thì giá tính thuế giá trị gia tăng là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoản phí tổn nào) mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, Điều 22 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013:
“Điều 7
22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.”
Như vậy, cơ sở kinh doanh chịu giá tính thuế giá trị gia tăng bao gồm cả các khoản phụ thu, phụ phí thêm ngoài hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.
Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Xem thêm:
Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng? (P1)
Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng? (P2)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh