2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tiếp nối phần 1 đã viết ở bài trước, bài viết này của Luật Hoàng Anh tiếp tục trình bày về cách xác định giá tính thuế giá trị gia tăng đối với các đối tượng khác nhau.
Mỗi đối tượng khác nhau sẽ áp dụng giá tính thuế giá trị gia tăng khác nhau theo quy định tại Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008.
Đối với hàng hóa này, giá tính thuế giá trị gia tăng là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
Căn cứ vào Khoản 5 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng 0.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
Cho thuê tài sản theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC gồm các hoạt động như:
+ Cho thuê nhà.
+ Cho thuê văn phòng, xưởng, kho tàng.
+ Cho thuê bến, bãi.
+ Cho thuê phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị.
Giá tính thuế giá trị gia tăng trong trường hợp cho thuê tài sản nêu trên là có tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.
Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định.
Căn cứ vào Khoản 8 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, giá tính thuế giá trị gia tăng đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế giá trị gia tăng.
Giá này còn bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
Giá tính thuế giá trong trường hợp này là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Giá tính thuế trong các trường hợp cụ thể được quy định tại Khoản 9 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 như sau:
+ Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng.
Giá tính thuế với hoạt động chuyển nhượng bất động sản được xác định theo quy định tại Khoản 10 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015
Giá tính thuế = Giá chuyển nhượng bất động sản – giá đất được trừ để tính thuế
Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê thì giá tính thuế giá trị gia tăng là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng trừ đi giá đất được trừ tương ứng với tỷ lệ % số tiền thu được trên tổng giá trị hợp đồng.
Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động trên là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng.
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... thì giá chưa có thuế được xác định theo công thức:
Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = Giá thanh toán (tiền bán vé, tem,…) : (1 + Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ).
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, Điều 22 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013:
“Điều 7
22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.”
Như vậy, cơ sở kinh doanh chịu giá tính thuế giá trị gia tăng bao gồm cả các khoản phụ thu, phụ phí thêm ngoài hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.
Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Xem thêm
Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng? (P1)
Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng? (P3)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh