2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu mở, thành lập Văn phòng đại diện để mở rộng phạm vi hoạt động, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc thành lập văn phòng đại diện đang là xu hướng của rất nhiều doanh nghiệp nhằm mục đích mở rộng tối đa thị trường kinh doanh.
Công ty của bạn muốn thành lập văn phòng đại diện? GỌI NGAY để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý liên quan đến thành lập văn phòng đại diện dưới đây.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn mở công ty trọn gói
Văn phòng đại diện là: “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”
+ Thông báo thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
+ Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
+ Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân nộp hồ sơ.
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty cho cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Xem xét, xử lý hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty
Bước 4: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện
Bước 5: Khắc dấu, công bố mẫu dấu văn phòng đại diện công ty.
Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố
Hoặc nộp online qua website: dangkykinhdoanh.gov.vn
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Công ty bạn không biết chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng đại diện như thế nào? Trình tự, thủ tục nộp ra sao? Tại sao hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của bạn không hợp lệ và bị trả về? Đừng tiếc một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhanh công ty cổ phần giá rẻ với Luật Hoàng Anh
1. Tên văn phòng đại diện
Tên văn phòng đại diện phải tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cum từ “ Văn phòng đại diện” .Nếu tên văn phòng đại diện được đặt khác với các yêu cầu của luật định thì hồ sơ thành lập văn phòng đại diện sẽ bị trả về và bắt sửa đổi.
2. Về thuế của văn phòng đại diện
- Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định.
- Văn phòng đại diện có trách nhiệm trong việc nộp thuế từ phần thu nhập tiền công, tiền lương của nhân viên làm việc tại văn phòng (thuế thu nhập cá nhân)
- Văn phòng đại diện có thể thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện hoặc chuyển để công ty mẹ đóng bảo hiểm đều được.
3. Chi phí mở, thành lập văn phòng đại diện
Lệ phí là khoản tiền đã được ấn định mà bắt buộc cá nhân, tổ chức khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công và phục vụ cho công việc quản lý nhà nước. Khi nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước, người nộp hồ sơ phải nộp lệ phí theo quy định. Ngoài ra còn có thể phát sinh một số chi phí như chi phí đi lại, chi phí làm hồ sơ, thuê dịch vụ và các chi phí liên quan khác.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh