2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thưởng thức cái đẹp là một nhu cầu thông thường của con người. Khi tư duy của con người ngày càng phát triển và nhu cầu vật chất được thỏa mã thì nhu cầu về tinh thần như thưởng thức cái đẹp, cái hay của con người ngày càng cao và biểu hiện phong phú đa dạng hơn. Hiện nay, vấn đề đưa mỹ thuật vào đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của xã hội đang rất sôi động. Để hình thành được đồng bộ sự quy hoạch về mặt thẩm mỹ không phải dễ dàng. Chính vì vậy, Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về phát triển mỹ thuật để quản lý thống nhất và đồng bộ các hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật theo pháp luật về hoạt động mỹ thuật.
Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2019.
Dựa theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 113/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 11/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật theo quy định của pháp luật.”
Cụ thể:
1. Các Bộ (Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), Ban, Ngành, Đoàn thể Trung ương;
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan đơn vị trực thuộc có chức năng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
3. Các Hội Văn học nghệ thuật;
4. Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao;
5. Doanh nghiệp có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật;
6. Các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật;
7. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
Tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, bao gồm:
- Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;
- Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;
- Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;
- Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác.
Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật tại Việt Nam phải phối hợp với cơ quan, tổ chức của Việt Nam có chức năng quy định tại mục trên.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh