2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 49 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, người lao động cần thỏa mãn đủ 04 điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Điều kiện đầu tiên để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đối với người sử dụng lao động. Trong trường hợp này là đối với người lao động đã giao kết hợp đồng lao động với chỉ một người sử dụng lao động. Nếu một người cùng lúc tham gia vào nhiều hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với tư cách người lao động thì người này cùng lúc thực hiện các công việc của người sử dụng lao động, thì khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với một người sử dụng lao động thì hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm khác vẫn còn hiệu lực đối với người lao động. Tức là người lao động vẫn còn một nguồn thu nhập khác, vì vậy không cần đến trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp người lao động chỉ tham gia vào một hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà chấm dứt hợp đồng thì vẫn có thể không được coi là thỏa mãn điều kiện về chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc (theo Khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013):
Tức là trường hợp người lao động là bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động (người lao động tự nguyện) nhưng không theo đúng quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng (chấm dứt hợp đồng mà không thông báo cho người sử dụng lao động hoặc không thông báo đúng hạn cho người sử dụng lao động)
- Người lao động hưởng lương hưu là người lao động đã thỏa mãn đủ các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi nghỉ hưu để được hưởng lương hưu.
- Người lao động được hưởng trợ cấp mất sức lao động bao gồm công nhân, viên chức nghỉ việc do mất sức lao động, các trường hợp khác (sau khi hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động theo diện công nhân, việc chức nghỉ việc do mất sức lao động nhưng vẫn được hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng) như:
+ Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được xếp hạng thương tật
+ Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật; người bị mất sức lao động từ 81% trở lên
+ Người nghỉ việc đã hết tuổi lao động (theo quy định của pháp luật về lao động)
+ Người không nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập; người có đủ 05 năm công tác thực tế ở các chiến trường B, K, C ở biên giới, đảo xa, vùng có điều kiện khó khăn (trong trường hợp hưởng trợ cấp mất sức lao động trước khi ban hành Quyết định số 176-HĐBT ngày 09/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng)
+ Người đủ 25 năm công tác quy đổi trở lên (trong trường hợp hưởng trợ cấp mất sức lao động trước khi ban hành Quyết định số 176-HĐBT ngày 09/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng)
+ Người tính đến 01/01/1990 đã hết tuổi lao động (trong trường hợp hưởng trợ cấp mất sức lao động trước khi ban hành Quyết định số 176-HĐBT ngày 09/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng)
Trong 02 trường hợp trên, người lao động đều được hưởng mức trợ cấp đủ để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt cơ bản, trong khi trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trên thực tế nhằm mục đích hỗ trợ cho người lao động có thể trang trải nhu cầu cơ bản của cuộc sống trong thời gian tìm việc mới, vì vậy khi đã nhận lương hưu, trợ cấp mất sức hằng tháng thì về cơ bản người lao động không cần thiết phải hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo Khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, người lao động muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thỏa mãn điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hoặc hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc
- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (hiện nay Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 không còn ghi nhận loại hợp đồng lao động này, tuy nhiên vẫn có thể hiểu đây là hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng): Đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc
Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo người lao động đã đóng đủ mức vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không khiến Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bị thâm hụt, mất cân bằng.
Xem thêm:
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào? (Phần 2)
Tổng hợp bài viết về Luật Việc làm năm 2013
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh