2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người lao động muốn được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghệ nghiệp trước tiên phải thỏa mãn đủ các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, hoặc chế độ bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm:
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như thế nào?
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Ngoài các điều kiện trên ra, theo Khoản 1 Điều 48 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 48 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, với mức duy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Theo đó, ta có công thức tính mức trợ cấp dựa trên mức suy giảm khả năng lao động như sau:
Mức trợ cấp dựa trên mức suy giảm khả năng lao động = (Mức lương cơ sở x 5) + [Số phần trăm chênh lệch giữa mức suy giảm khả năng lao động của người lao động và 5% x (mức lương cơ sở x 0,5)]
Hiện nay, theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/05/2019 của Chính phủ, mức lương cơ sở là 1.490.000 Đồng.
Suy ra, với mức suy giảm khả năng lao động là 5%, người lao động được hưởng:
1.490.000 x 5 = 7.450.000 (Đồng)
Giả sử nếu người lao động được kết luận suy giảm khả năng lao động ở mức 10% thì mức hưởng trợ cấp một lần dựa trên mức suy giảm khả năng lao động là:
7.450.000 + (10 – 5) x (1.490.000 x 0,5) = 11.175.000 (Đồng)
Đây là mức trợ cấp riêng biệt so với trợ cấp dựa trên mức suy giảm khả năng lao động. Bất cứ người lao động nào có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng đều được hưởng loại trợ cấp này.
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 48 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015:
a. Đối với người lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 01 năm trở xuống: Mức trợ cấp bằng 0,5 lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
b. Đối với người lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên 01 năm:
- Mức hưởng trợ cấp cho 01 năm đầu đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức trợ cấp bằng 0,5 lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Mức hưởng trợ cấp cho các năm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau: Cứ mỗi năm được hưởng thêm 0,3 mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, ta có công thức tính mức trợ cấp theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Mức trợ cấp theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = (Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp x 0,5) + [(Số năm người lao động tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp – 1) x (Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp x 0,3)]
Trong đó:
Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là:
- Tiền lương tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động (trước tháng nhận được kết luận giám định suy giảm khả năng lao động của người lao động)
- Tiền lương tháng cuối cùng đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công việc đã làm mà công việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.
- Trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm sau thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì bằng tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của chính tháng đó.
Ví dụ: Người lao động A tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 03 năm, lương tháng đóng bảo hiểm trước tháng bị tai nạn lao động là 10.000.000. Suy ra mức trợ cấp theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là: (10.000.000 x 0,5) + (5 – 1) x (10.000.000 x 0,3) = 17.000.000 (Đồng)
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh