2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người lao động có đủ điều kiện để thân nhân hưởng trợ cấp tuất một lần (cũng như thân nhân của người lao động này cũng thuộc một trong các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất một lần) theo quy định của pháp luật được hưởng một mức trợ cấp tuất một lần nhất định, không được nhận lần hai đối với mỗi người lao động và mỗi thân nhân. Vậy, mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động (đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) được tính như sau:
Mức trợ cấp tuất một lần cho các năm trước năm 2014 = Số năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 x 1,5 x Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, tức xác định như mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Xem thêm:
Ví dụ: Người lao động A tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01/1996 đến tháng 01/2013 thì người lao động chết (với mức đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định). Như vậy bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bằng bình quân của tất cả các tháng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Giả sử mức bình quân tiền lương tháng bằng 10.000.000 Đồng. Suy ra mức hưởng trợ cấp tuất một lần là: 17 x 1,5 x 10.000.000 = 255.000.000 (Đồng).
Mức trợ cấp tuất một lần cho các năm từ năm 2014 trở đi = Số năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi x 2 x Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, tức xác định như mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Ví dụ: Người lao động B tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2000 đến tháng 01/2018 thì người lao động B mất (với mức đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định). Như vậy bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bằng bình quân của tất cả các tháng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Giả sử mức bình quân tiền lương tháng bằng 10.000.000 Đồng. Suy ra mức hưởng trợ cấp tuất một lần cho những năm từ năm 2014 là: 4 x 2 x 10.000.000 = 60.000.000 (Đồng)
Mức trợ cấp tuất một lần = Mức trợ cấp tuất một lần cho các năm trước năm 2014 + Mức trợ cấp tuất một lần cho các năm từ năm 2014 trở đi
Trong đó:
- Mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, tức xác định như mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
- Mức lương cơ sở làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần được xác định từ tháng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội chết
Ví dụ: Người lao động B trong trường hợp trên, có mức trợ cấp tuất một lần cho các năm trước năm 2014 là: 14 x 1,5 x 10.000.000 = 210.000.000 (Đồng)
Suy ra, mức trợ cấp tuất một lần = 210.000.000 + 60.000.000 = 270.000.000 (Đồng)
Xem thêm:
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh