2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trường hợp nào thì chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp? (Phần 1) đã giới thiệu về 04 trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đầu tiên. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 04 trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo.
Theo Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong 02 trường hợp sau được coi là không có lý do chính đáng:
Đây là trường hợp người lao động đã được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu công việc phù hợp với năng lực, trình độ của người lao động, dựa trên:
- Ngành, nghề, trình độ đào tạo của người lao động
- Công việc mà người lao động đã từng làm
Do đó, không có lý do gì để người lao động không tham gia dự tuyển công việc mà trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu, kể cả lý do cá nhân (muộn giờ dự tuyển, nhầm ngày dự tuyển…) đều trở thành lý do không chính đáng.
Trường hợp này người lao động có tham gia dự tuyển và trúng tuyển công việc mà người lao động đã dự tuyển. Tại ví trí là người lao động thất nghiệp, người lao động về cơ bản không có lý do chính đáng nếu không làm công việc mà mình đã trúng tuyển, nếu công việc này đúng theo trình độ chuyên môn, khả năng của người lao động.
Nếu việc làm không đúng như thông báo tuyển dụng của người sử dụng lao động, tức là công việc không phù hợp như các điều kiện mà trung tâm dịch vụ việc làm đã giới thiệu, nên đối với trường hợp như vậy, người lao động không cần phải nhận việc.
Nếu người lao động không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm trong thời hạn quy định tại quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bị cho tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tức là nếu người lao động tiếp tục thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm thì vẫn có thể tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp 03 tháng liên tục người lao động không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm thì người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ, ngày mà người lao động được xác định là chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày kết thúc của thời hạn thông báo tìm kiếm việc làm của tháng thứ 03 liên tục mà người lao động không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.
Ví dụ: Ngày phải thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của người lao động 03 ngày kể từ ngày 02 của tháng, tháng 3 người lao động đã không thông báo về việc tìm kiếm việc làm và bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tháng 04 người lao động vẫn không thông báo về việc tìm kiếm việc làm, đến hết ngày 04/05 (03 ngày làm việc kể từ ngày 02/05), người lao động vẫn không thông báo về việc tìm kiếm việc làm thì ngày 04/05 là ngày chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Đây là trường hợp người lao động không còn hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nên không thể hưởng các trợ cấp, chế độ bảo hiểm tại Việt Nam, vì vậy buộc phải chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong trường hợp này, ngày chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì người lao động có thể coi là tạm thời không còn tham gia vào thị trường lao động mà dành toàn thời gian để học tập, vì vậy phải chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ, ngày mà người lao động được xác định là đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng (tức là ngày chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp) là ngày nhập học được ghi trong giấy báo nhập học.
Xem thêm:
Trường hợp nào thì chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp? (Phần 1)
Trường hợp nào thì chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp? (Phần 3)
Tổng hợp bài viết về Luật Việc làm năm 2013
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh