2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 15 Điều 1 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/07/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, sửa đổi Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu, với mốc là tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu đúng tuổi theo quy định tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ.
Các bước xác định tỷ lệ hưởng lương hưu bằng tháng của người lao động nghỉ hưu sớm như sau:
Xem thêm:
1.2. Xác định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu
Xem thêm:
Ví dụ: Người lao động nam A (không thuộc nhóm quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan) nghỉ hưu từ tháng 04/2017, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 14 năm. Trong khi trường hợp thông thường này người lao động phải tham gia đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. Người lao động A này cũng được xác định là nghỉ hưu sớm 01 năm so với người lao động thông thường. Suy ra, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động là: 45 – 2 = 43%.
Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/07/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng nêu ví dụ minh họa như sau:
Ví dụ 24: Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;
- 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
(Lưu ý: Số tháng lẻ đóng bảo hiểm xã hội được xác định dựa theo Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là:
- Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm
- Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là 01 năm)
Theo Khoản 15 Điều 1 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/07/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
“Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thời gian lẻ dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%.”
Tức là trong trường hợp người lao động nghỉ hưu sớm nhưng số tháng nghỉ hưu sớm (vẫn đóng đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định) thì:
- Thời gian lẻ dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu
- Thời gian kẻ từ 06 tháng đến 11 tháng thì giảm 1% tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu
Ví dụ: Người lao động nam đến năm 2028 nghỉ hưu ở tuổi 62. Nhưng đã nghỉ hưu sớm từ tháng 11/2027 (tức sớm 02 tháng) thì người lao động không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu. Nhưng giả sử người lao động nghỉ hưu sớm từ tháng 05/2027 (tức sớm 06 tháng) thì người lao động bị trừ 1% tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh