2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Tranh chấp đất đai là gì? Tranh chấp đất đai có mấy dạng?
Khoản 1, 2, Điều 203, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Toà án như sau:
Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong 03 trường hợp sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 như những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tại Khoản 4, Điều 3, Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 của Chính phủ, tài sản gắn liền với đất bao gồm:
+ Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
+ Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở;
Theo đó, Khoản 2, Điều 3, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 quy định Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
+ Công trình xây dựng khác;
+ Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 104, Luật đất đai năm 2013 tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
c. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì việc giải quyết tranh chấp có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nếu đương sự lựa chọn.
Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100, Luật đất đai năm 2013 được trình bày cụ thể trong bài viết: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ về quyền sử dụng đất là gì? ( phần 1)
So với Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 đã mở rộng hơn thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, đó là bổ sung thêm trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì việc giải quyết tranh chấp có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nếu đương sự lựa chọn giải quyết. Việc mở rộng thẩm quyền của Toà án như vậy đã các bên chủ thể tranh chấp có thêm sự lựa chọn trong quá trình giải quyết, đồng thời, giảm bớt gánh nặng công việc cho Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Khoản 3 Điều 203, Luật đất đai năm năm 2013 quy định tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì việc giải quyết tranh chấp có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân nếu đương sự lựa chọn.
Khi đó, thẩm quyền cụ thể được quy định như sau:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu chủ thể tranh chấp đất đai khiếu nại do không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp
Khoản 2, Điều 203, Luật đất đai năm 2013 quy định tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì việc giải quyết tranh chấp có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân nếu đương sự lựa chọn.
Tuy nhiên, nếu các bên chủ thể tranh chấp đất đai không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp trong trường hợp này thì sẽ giải quyết theo quy định tại Khoản 3, Điều 203, Luật đất đai năm 2013, cụ thể như sau:
+ Nếu hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
+ Nếu tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
Xem thêm:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự, thủ tục nào?
Việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như thế nào?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh