2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 62, Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi tại Khoản 19, Điều 1, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 quy định các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc; tổ chức tư vấn quản lý dự án. Vậy các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng này được lựa chọn như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? (P1)
Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? (P2)
Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? (P3)
Điều 20, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ (sau đây gọi tắt Nghị định 15/2021/NĐ-CP) quy định về việc lựa chọn hình thức quản lý đầu tư xây dựng như sau:
Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, cụ thể như sau:
+ Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn;
+ Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án trên, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.
Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng không bao gồm vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định các hình thức quản lý dự án sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
Vay ODA hay còn gọi là vay hỗ trợ phát triển chính thức là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. ( Căn cứ tại Khoản 5, Điều 3, Luật Quản lý nợ công năm 2017).
Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ.
Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có; vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có (theo quy định tại Khoản 9, Điều 3, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020).
Đối với dự án PPP, hình thức quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 ( bao gồm các hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc; tổ chức tư vấn quản lý dự án) phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh