2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác.
Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày về công thức xác định giá ca máy dựa trên các khoản mục chi phí, xác định chi phí khấu hao thì trong phần này chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về việc xác định các khoản mục chi phí khác của giá ca máy bao gồm:
Xem thêm:
Các khoản mục chi phí của giá ca máy và thiết bị thi công được xác định như thế nào?(P1)
Theo Từ điển Tiếng Việt, sửa chữa là sửa những chỗ hư hỏng, sai sót.
Chi phí sửa chữa máy là các khoản chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ, sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy.
Chi phí sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu tính chất của đối tượng công tác.
Chi phí sửa chữa trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
Csc = (G x Đsc) / Nca
Trong đó:
CSC: chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca);
ĐSC: định mức sửa chữa của máy (% năm). Trong đó, Định mức sửa chữa của máy (% năm) được xác định trên cơ sở định mức sửa chữa của máy nêu tại Mục V Phụ lục này. Đối với những máy làm việc ở vùng nước mặn, nước lợ và trong môi trường ăn mòn cao thì định mức sửa chữa được điều chỉnh với hệ số 1,05.
G: nguyên giá máy trước thuế giá trị gia tăng (đồng). Trong đó, nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định trogn trường hợp xác định chi phí khấu hao tại phần I.
NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).
Bên cạnh chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phi nhiên liệu cũng là một trong các khoản mục chi phí thuộc giá ca máy.
Nhiên liệu, năng lượng là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian một ca làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên liệu chính.
Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động... gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.
Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
CNL = ĐNLi x GNLI x KPi
Trong đó:
CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca);
ĐNL: định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy làm việc trong một ca. Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của thời gian máy làm việc trong một ca của một loại máy và thiết bị thi công.
Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của máy và thiết bị chuyên dùng khảo sát, thí nghiệm nêu tại Chương II Mục V Phụ lục V, Thông tư 13/2021/TT-BXD đã tính vào mức hao phí trong định mức dự toán.
GNL: giá nhiên liệu loại i;
Giá nhiên liệu, năng lượng được xác định trên cơ sở:
+ Giá xăng, dầu: theo thông báo của nhà cung cấp phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình;
+ Giá điện: theo quy định về giá bán điện của nhà nước phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình.
KPi: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i;
Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc, được xác định theo từng loại máy và điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị bình quân như sau:
- Máy và thiết bị chạy động cơ xăng: 1,02;
- Máy và thiết bị chạy động cơ diesel: 1,03;
- Máy và thiết bị chạy động cơ điện: 1,05.
n: số loại nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong một ca máy.
Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc, được xác định theo từng loại máy và điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị bình quân như sau:
+ Máy và thiết bị chạy động cơ xăng: 1,02;
+ Máy và thiết bị chạy động cơ diesel: 1,03;
+ Máy và thiết bị chạy động cơ điện: 1,05.
Xem thêm:
Các khoản mục chi phí của giá ca máy và thiết bị thi công được xác định như thế nào? (P3)
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh