2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác.
Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày về công thức xác định giá ca máy dựa trên các khoản mục chi phí, xác định chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng thì trong phần này chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về việc xác định các khoản mục chi phí khác của giá ca máy bao gồm:
Xem thêm:
Các khoản mục chi phí của giá ca máy và thiết bị thi công được xác định như thế nào?(P1)
Các khoản mục chi phí của giá ca máy và thiết bị thi công được xác định như thế nào? (P2)
Chi phí nhân công điều khiển trong một ca máy được xác định trên cơ sở các quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc công nhân điều khiển máy.
- Công thức xác định chi phí nhân công điều khiển trong giá ca máy
Chi phí nhân công điều khiển trong giá ca máy được xác định theo công thức sau
Cnc = Ni x CTLi
Trong đó:
Ni: tổng số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy loại i trong một ca máy. Trong đó, số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy của một loại máy được xác định theo số lượng, thành phần, nhóm và cấp bậc thợ điều khiển máy nêu tại Mục V Phụ lục V, Thông tư 13/2021/TT-BXD.
CTLi: đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy loại i;
Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công xây dựng do Sở Xây dựng của tỉnh, thành phố công bố hoặc đơn giá nhân công của công trình (nếu được xác định riêng cho công trình).
n: số lượng, loại công nhân điều khiển máy trong một ca máy.
Định mức nhân công điều khiển của máy và thiết bị chuyên dùng khảo sát, thí nghiệm nêu tại Chương II Mục V Phụ lục V, Thông tư 13/2021/TT-BXD đã tính vào mức hao phí trong định mức dự toán.
Chi phí khác trong giá ca máy là các khoản chi phí cần thiết đảm bảo để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình, gồm bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng; bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy; đăng kiểm các loại; di chuyển máy trong nội bộ công trình và các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình chưa được tính trong các nội dung chi phí khác trong giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng.
Chi phí khác trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:
CK = (G x Gk) / Nca
Trong đó:
CK: chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca);
GK: định mức chi phí khác của máy (% năm);
Định mức chi phí khác của máy được xác định trên cơ sở tham khảo nêu tại Mục V Phụ lục V, Thông tư 13/2021/TT-BXD.
G: nguyên giá máy trước thuế (đồng). Trong đó, nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định tại điểm c, e khoản 1 Mục III Phụ lục V, Thông tư 13/2021/TT-BXD.
NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh