2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp luật hiện hành về nhà ở quy định các nguồn vốn phục vụ đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm vốn phục vụ đàu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư và nhà ở công vụ, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân. Vậy cụ thể các nguồn vốn và nguyên tắc huy động vốn được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 67, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 (sau đây gọi tắt là Luật Nhà ở năm 2014) quy định các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở bao gồm:
+ Vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
+ Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
+ Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê nhà ở trả trước
+ Vốn góp thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân.
+ Vốn Nhà nước cấp bao gồm vốn trung ương và vốn địa phương để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách xã hội thông qua các chương trình mục tiêu về nhà ở và thông qua việc xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua.
+ Vốn huy động từ nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 68, Luật Nhà ở năm 2014 quy định về các nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở bao gồm:
+ Hình thức huy động vốn phải phù hợp đối với từng loại nhà ở
Các hình thức huy động vốn đối với từng loại nhà ở, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo.
Các trường hợp huy động vốn không đúng hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng loại nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý.
+ Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Xem thêm:
Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại được quy định như thế nào? (P1)
Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại được quy định như thế nào? (P2)
+ Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở.
+ Tổ chức, cá nhân phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác.
+ Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở và thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải được quản lý theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và theo thỏa thuận của các bên.
+ Chính phủ quy định chi tiết việc huy động vốn, nội dung, điều kiện, hình thức huy động vốn cho phát triển đối với từng loại nhà ở.
Xem thêm:
Các quy định cụ thể về việc huy động vốn cho phát triển nhà ở là gì?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh