2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Lập kế hoạch và thực hiện bảo trì công trình công trình xây dựng là bước tiếp theo sau bước lập và phê duyệt quy trình bảo trì xây dựng. Vậy pháp luật hiện hành quy định chi tiết như thế nào về việc lập kế hoạch và thực hiện bảo trì công trình xây dựng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ tại Khoản 18, Khoản 19, Điều 2, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 06/2021/NĐ-CP), chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật có liên quan.
Khoản 1, Điều 32, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chủ thể có thẩm quyền lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm đó là chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình dựa trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.
Căn cứ tại Khoản 2, Điều 32, Nghị định 06/2021/NĐ-CP, Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
+ Tên công việc thực hiện;
+ Thời gian thực hiện;
+ Phương thức thực hiện;
+ Chi phí thực hiện.
Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện.
Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.
Điều 33, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng như sau:
Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
Điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình được quy định tại Chương VIII, Luật Xây dựng năm 2014, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo.
Xem thêm:
Quy trình bảo trì công trình xây dựng được quy định như thế nào?(P1)
Quy trình bảo trì công trình xây dựng được quy định như thế nào?(P2)
- Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.
- Bảo dưỡng công trình được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.
- Sửa chữa công trình bao gồm:
+ Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
+ Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.
Trên đây chúng tôi đã trình bày về về kế hoạch bảo trì công trình xây dựng và việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng. Các quy định về việc kiểm định chất lượng, quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì, bảo trì trong trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu, công trình chưa bàn giao được cho chủ sở hữu, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày trong phần sau.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh