2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp luật hiện hành quy định cụ thể về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong quản lý thi công xây dựng công trình như sau:
Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
9. Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
20. Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
Từ quy định trên, có thể hiểu, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
Căn cứ tại Khoản 38, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014, thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Vì vậy, hoạt động quản lý thi công xây dựng công trình cũng là việc quản lý việc thực hiện các hoạt động trên.
Điều 10, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình; quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình; quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Điều 14, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý thi công xây dựng công trình như sau:
- Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác.
Xem thêm:
Các điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được quy định như thế nào?
Các quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng là gì?
- Bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng phù hợp với tiến độ thi công xây dựng công trình và quy định của hợp đồng xây dựng.
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 bao gồm: có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng; có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014; có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ; có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn; được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình; có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Đồng thời, chủ đầu tư thực hiện việc thông báo khởi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng; mẫu thông báo khởi công được quy định tại Phụ lục V Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Trường hợp công trình thuộc đối tượng thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì thông báo khởi công phải được gửi đồng thời tới cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp.
- Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo nội dung quy định tại Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Xem thêm:
Chủ đầu tư có trách nhiệm gì trong việc quản lý thi công xây dựng công trình?(P2)
Các quy định về việc giám sát thi công xây dựng công trình là gì?(P1)
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh