2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong lĩnh vực lao động nói chung và liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động nói riêng, luôn có các hành vi của người sử dụng lao động, người lao động cùng các chủ thể liên quan bị nghiêm cấm. Đó là những hành vi như thế nào? Tại sao các hành vi này bị nghiêm cấm? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điều 12 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có 06 nhóm hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động. Trong đó:
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, nhóm các hành vi này bao gồm:
Hành vi này có thể được thực hiện bởi người lao động hoặc người sử dụng lao động. Khi có tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hai chủ thể này phải tiến hành khai báo, báo cáo khi có các tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng dẫn đến hậu quả chết người.
- Trường hợp không khai báo, báo cáo: Người lao động (người bị tai nạn lao động hoặc người biết về tai nạn lao động) phải báo cáo ngay với người sử dụng lao động hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố. Người sử dụng lao động khi biết tai nạn lao động gây chết từ 02 người lao động trở lên phải khai báo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Theo Điều 34 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015). Đối với các hành vi này, người lao động có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 Việt Nam Đồng đến 1.000.000 Việt Nam Đồng, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 Việt Nam Đồng đến 3.000.000 Việt Nam Đồng. Nếu tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật có dấu hiệu khách quan của tội phạm, người lao động, người sử dụng lao động không khai báo, báo cáo về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình.
- Đối với hành vi khai báo, báo cáo không trung thực: Đây là trường hợp người lao động, người sử dụng lao động vì lý do, lợi ích cá nhân mà không khai báo đúng sự thật về vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến sự điều hành của người sử dụng lao động cũng như công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi này của người lao động và người sử dụng lao động tương tự như trường hợp không khai báo, báo cáo về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Theo Khoản 1, 2 Điều 19 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ).
Các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động vô cùng đa dạng, điển hình là các biện pháp sau:
- Lập hồ sơ an toàn, vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Bố trí bộ phận, người chuyên làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu y tế tại nơi làm việc và tổ chức huấn luyện cho lực lượng này.
- Phân loại người lao động theo các danh mục thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Trang bị các thiết bị, phương tiện kỹ thuật, y tế đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên máy, thiết bị tại nơi làm việc
- Lập phương án, xây dựng quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Điều tra, tổ chức lập nhóm điều tra về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật, bệnh nghề nghiệp.
- Đảm bảo đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp với nơi làm việc.
Người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện các biện pháp này nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động và những người có mặt tại nơi làm việc. Nếu không thực hiện các biện pháp này, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền hành chính từ 500.000 Việt Nam Đồng đến 25.000.000 Việt Nam Đồng tùy vào hành vi, mức độ thực hiện và mức độ nghiêm trọng của hậu quả (theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ). Nếu sự vi phạm có yếu tố khách quan cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý hình sự về tội giết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, và một số tội hình sự khác.
Người lao động có quyền được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ (Theo Điểm d, Khoản 1 Điều 6 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015). Công đoàn cơ sở cũng có trách nhiệm yêu cầu ngừng việc tạm thời cho người lao động trong trường hợp nơi làm việc không đủ điều kiện tiêu chuẩn, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao động và những người có mặt tại nơi làm việc. Do đó, người sử dụng lao động hay bất kỳ chủ thể nào khác cũng không có quyền ép buộc người lao động phải thực hiện công việc mà gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của họ. Việc ép buộc này vừa vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động, vừa có thể vi phạm quy định trong lĩnh vực lao động liên quan đến cưỡng bức lao động.
Trên đây là nhóm các hành vi đầu tiên bị nghiêm cấm liên quan đến an toàn vệ sinh lao động. Để biết thêm về các hành vi bị nghiêm cấm về an toàn, vệ sinh lao động, xin tham khảo: Các hành vi nào bị nghiêm cấm về an toàn, vệ sinh lao động? (Phần 2); Các hành vi nào bị nghiêm cấm về an toàn, vệ sinh lao động? (Phần 3); Các hành vi nào bị nghiêm cấm về an toàn, vệ sinh lao động? (Phần 4).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh