2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các hành vi nào bị nghiêm cấm về an toàn, vệ sinh lao động? (Phần 1) đã giới thiệu về nhóm hành vi đầu tiên bị nghiêm cấm liên quan đến an toàn vệ sinh lao động: Các hành vi cản trở thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động chung. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về nhóm hành vi thứ hai: Các hành vi xâm phạm đến quyền lợi bảo hiểm của người lao động liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.
Theo Khoản 2 Điều 12 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, nhóm hành vi này bao gồm các hành vi vi phạm của người sử dụng lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Số tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được lấy từ tiền lương của người lao động. Do đó, trong nhiều trường hợp, người sử dụng lao động vẫn lợi dụng không đóng bảo hiểm cho người lao động nhưng vẫn trừ tiền lương của người lao động với lý do đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để hưởng lợi phần tiền chênh lệch. Đây được coi là hành vi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngược lại khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà người sử dụng lao động hoặc phía bảo hiểm chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm của người lao động thì là chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng chủ yếu xuất phát từ người sử dụng lao động do đây mới là chủ thể đóng bảo hiểm. Mục đích cho các hành vi này rất đa dạng nhưng chủ yếu vì quyền lợi của người sử dụng lao động.
Đối với các hành vi này khi bị phát hiện ra, người sử dụng lao động bị buộc phải trả đủ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp cho người lao động, bị phạt tiền hành chính từ 1.000.000 Việt Nam Đồng đến tối đa 75.000.000 Việt Nam Đồng (Theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 7 Điều 40 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ). Ngoài ra, hành vi chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm có thể bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và một số tội khác có hành vi khách quan tương tự.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lập hồ sơ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ cũng nhằm mục đích trốn đóng bảo hiểm hoặc trục lợi từ bảo hiểm tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp của người lao động. Việc gian lận, giả mạo hồ sơ không chỉ giúp người sử dụng lao động có thể lừa dối người lao động mà còn qua mắt được cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan bảo hiểm. Tuy nhiên cũng có trường hợp các hành vi này được thực hiện bởi một số cá nhân của cơ quan bảo hiểm nhằm chiếm dụng tài sản bất hợp pháp.
Trong các trường hợp này, mức độ nghiêm trọng của hành vi đủ để trở thành hành vi khách quan cấu thành tội phạm và bị xử lý hình sự.
Cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 và các luật liên quan khác. Việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động trái pháp luật có thể nằm ở hành vi quản lý sai sót, thiếu trách nhiệm, cũng có thể là hành vi có yếu tố tư lợi cá nhân trong việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, các hành vi như truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến bảo mật thông tin của người lao động cũng như tạo điều kiện cho các cá nhân có cơ hội lợi dụng thông tin cũng nguồn đóng bảo hiểm của người lao động để trục lợi.
Các hành vi này có thể trở thành hành vi khách quan cấu thành tội phạm, dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nhóm hành vi bị nghiêm cấm thứ hai về an toàn, vệ sinh lao động: Các hành vi xâm phạm đến quyền lợi bảo hiểm của người lao động liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động. Để biết thêm về các hành vi bị nghiêm cấm về an toàn, vệ sinh lao động, xin tham khảo thêm: Các hành vi nào bị nghiêm cấm về an toàn, vệ sinh lao động? (Phần 1); Các hành vi nào bị nghiêm cấm về an toàn, vệ sinh lao động? (Phần 3); Các hành vi nào bị nghiêm cấm về an toàn, vệ sinh lao động? (Phần 4).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh