Quyền, nghĩa vụ của người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:43 (GMT+7)

Quyền, nghĩa vụ của người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài

Người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, người trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Ở đây, người lao động là nhóm người làm việc cho doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam (người sử dụng lao động) và được các chủ thể này đưa đi làm việc ở nước ngoài để đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài, sau đó trở về Việt Nam tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.

Quyền, nghĩa vụ của người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài

Theo Điều 48 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, quyền, nghĩa vụ của người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài bao gồm:

a. Các quyền, nghĩa vụ chung của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Cụ thể:

Quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?

Nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?

b. Ký kết, thanh lý hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài

Chỉ khi ký kết hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thì người lao động mới có điều kiện cần để đi làm việc ở nước ngoài theo trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cũng không được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nếu không giao kết hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài.

Việc thanh lý hợp đồng được thực hiện sau khi các bên hoàn thành hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng theo hình thức khác. Chỉ khi thanh lý hợp đồng, người lao động mới được hoàn tiền ký quỹ tại ngân hàng (tiền ký quỹ được lưu trong tài khoản phong tỏa tại ngân hàng).

c. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phạm vi hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài

Các bên giao kết hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài, nếu doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức với tư cách người sử dụng lao động, một bên giao kết hợp đồng đào tạo nghề, mà vi phạm nghĩa vụ và gây thiệt hại cho người lao động thì phải có trách nhiệm bồi thường dựa trên thiệt hại và điều khoản quy định trong hợp đồng với người lao động.

d. Được doanh nghiệp tiếp nhận lại và bố trí việc làm phù hợp sau khi về nước

Đây cũng là một nghĩa vụ của doanh nghiệp đưa người lao động đi đào tạo nghề, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. Người lao động khi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề thì phải trở về Việt Nam. Khi người lao động trở về Việt Nam, doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo tiếp nhận người lao động và bố trí công việc cho người lao động, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư