2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 52 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nhằm xác định tình trạng việc làm của người lao động, để cơ quan quản lý Nhà nước, trung tâm dịch vụ việc làm có thể quản lý các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (do không có việc làm, thất nghiệp) và các trường hợp đã tìm được việc làm và cần được chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thông báo của người lao động được xây dựng theo Mẫu số 16 ban hành kèm Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm của tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo phiếu hẹn trả kết quả)
- Từ tháng thứ 02 hưởng trợ cấp thất nghiệp trở đi, người lao động thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp
Ví dụ: Người lao động A được hưởng trợ cấp thất nghiệp 04 tháng và được nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp vào ngày 05/05/2021. Ngày 05/05/2021 là ngày thông báo về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp đầu tiên của người lao động A, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đầu tiên của người lao động A là từ ngày 05/05/2021 đến ngày 01/06/2021. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo của A bắt đầu từ ngày 02/06/2021, vậy trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày 02/06/2021 người lao động phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm.
Theo Khoản 6 Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được coi là đã thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng khi:
- Đã ghi đúng và đầy đủ nội dung thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng
- Chịu trách nhiệm về nội dung thông báo
Cũng theo Khoản 1 Điều 52 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, người lao động thuộc một trong 02 trường hợp sau không phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn (phải có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh)
- Trường hợp bất khả kháng: Do thiên tai, địch họa, dịch bệnh,… khiến người lao động không thể trực tiếp đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm. Ví dụ: Trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, người lao động không thể ra khỏi nơi cư trú nếu không phục vụ các hoạt động thiết yếu như mua lương thực, thực phẩm. Trong trường hợp này người lao động không thể đến trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm kiếm việc làm được.
Trong 02 trường hợp trên, người lao động có trách nhiệm phải thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp về trường hợp không phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm của mình.
Ngoài ra, cũng tồn tại các trường hợp người lao động không phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong một khoảng thời gian nhất định.
Xem thêm:
Tổng hợp bài viết về Luật Việc làm năm 2013
Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh