2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho người sử dụng đất thể hiện quyền định đoạt đất đai của người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Vậy thẩm quyền quyết định ấy thuộc về chủ thể nào ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ Điều 59, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013( sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013), Khoản 2, Điều 62, Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ, căn cứ vào nhóm người sử dụng đất hiện nay, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 59, Luật đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp:
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 5, Luật đất đai năm 2013, tổ chức trong trường hợp này được hiểu là tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự. Như vậy không phân biệt về đặc điểm, lĩnh vực hoạt động, chỉ cần là tổ chức, có nhu cầu được giao đất, thuê đất hay chuyển mục đích sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định.
Cơ sở tôn giáo bao gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
Cơ sở tôn giáo có thể bao gồm một quần thể di tích lớn, nằm rải rác ở nhiều địa phương trong một tỉnh, mang nét văn hoá, là di sản vật thể của cả tỉnh. Do vậy, việc giao đất cho cơ sở tôn giáo do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Cụ thể trong trường hợp này, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
Khi đó, thẩm quyền thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ theo quy định tại Điểm đ và Điểm e, Khoản 1, Điều 56 của Luật đất đai năm 2013, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê, tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Căn cứ tại điểm g, Khoản 1, Điều 56, Luật đất đai năm 2013, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc.
Khi đó, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc.
Với tư cách là cơ quan có thẩm quyền chung cao nhất tại địa phương và người thực hiện quyền đại diện sở hữu toàn dân về đất đai trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.
Trong khi Luật đất đai năm 1993 thể hiện thẩm quyền tập trung lớn cho Chính phủ, đến Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 chỉ còn giữ lại phần nào thẩm quyền của Chính phủ thì đến Luật đất đai năm 2003, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoàn toàn không thuộc về Chính phủ nữa. Theo đó, Luật đất đai năm 2013 đã kế thừa các quy định tại Luật đất đai năm 2003, Chính phủ chỉ điều hành ở tầm vĩ mô trong việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được xác định ở mức cao nhất và cụ thể nhất.
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 59, Luật đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.
Như vậy, không phải trong tất cả mọi trường hợp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện đều giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Khi hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhằm mục đích thương mại, dịch vụ gắn với việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp với diện tích nhất định thì phải có ý kiến chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định. Quy định này giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chặt chẽ hơn về việc chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình quản lý đất đai.
Căn cứ tại Khoản 3, Điều 5, Luật đất đai năm 2013, Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.
Cộng đồng dân cư có thể bao gồm các hộ gia đình cùng sống chung trong một xã hoặc nhiều hộ gia đình sống tại các đơn vị xã khác nhau trong một huyện.
Do vậy, việc Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao đất cho cộng đồng dân cư đảm bảo được việc quản lý đất đai chặt chẽ trên toàn huyện.
Căn cứ tại Khoản 3, Điều 59, Luật đất đai năm 2013, Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc cho thuê và quản lý quỹ đất này phục vụ cho mục tiêu xây dựng các công trình công cộng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Các cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền.
Căn cứ tại Khoản 62, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ
Trường hợp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà nay phải điều chỉnh thì việc điều chỉnh nội dung quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nếu việc điều chỉnh đó không làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp việc điều chỉnh quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ mà làm thay đổi về cơ cấu sử dụng đất đã được thể hiện trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định điều chỉnh.
Như vậy, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được pháp luật quy định chặt chẽ, đảm bảo quyền tự chủ, năng động của cấp dưới, đồng thời bảo đảm tập trung chủ động ở cấp trên, tạo cơ sở cho cấp trên nắm được các hoạt động của cấp dưới và quyết định những vấn đề quan trọng.
Xem thêm:
Giao đất không thu tiền bao gồm những trường hợp nào?
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc cho thuê đất?
Các đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất là ai?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh