Thẩm quyền thanh tra về lao động như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:56 (GMT+7)

Bài viết này giải thích về thẩm quyền của thanh tra Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra lao động

Theo Khoản 1 Điều 2015 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:

Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về lao động thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra.

Mà theo Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010, các chủ thể sau có thẩm quyền thanh tra như sau: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở và Thanh tra huyện. Trong đó, chỉ có Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, tuy nhiên, các cơ quan Thanh tra khác khi thực hiện hoạt động thanh tra vẫn có sự liên quan mật thiết tới các vấn đề chuyên ngành.

1. Thanh tra Chính phủ

1.1. Nhiệm vụ của thanh tra Chính phủ liên quan đến lao động

Theo Khoản 1 Điều 14 Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010, thanh tra Chính phủ là cơ quan có các chức năng:

- Quản lý Nhà nước về công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước

Như vậy, cả thanh tra chính phủ không trực tiếp thực hiện thanh tra về lao động, tuy nhiên, dựa trên nhiệm vụ được quy định tại Điều 15 Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010, thanh tra Chính phủ có thể thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến lao động như:

- Hướng dẫn Thanh tra Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra

- Chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra lao động; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra lao động

- Yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về thanh tra, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, tổng kết kinh nghiệm công tác thanh tra

- Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra lao động

Có thể nói Thanh tra tỉnh không thực hiện thanh tra chuyên ngành nhưng có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động thanh tra của các cấp thanh tra khác như Bộ, Sở. Các cấp thanh tra có nhiệm vụ thực hiện thanh tra chuyên ngành phải thực hiện công tác thanh tra theo hướng dẫn, chỉ đạo chung của Thanh tra Chính phủ, vì vậy, dù không thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động thì Thanh tra Chính phủ vẫn có tác động nhất định đến hoạt động thanh tra liên quan đến lao động.

1.2. Thành viên của Thanh tra Chính phủ

Theo Khoản 1 Điều 14 Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010, thanh tra Chính phủ bao gồm:

- Tổng Thanh tra Chính phủ: Là người đứng đầu ngành thanh tra, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ về hoạt động thanh tra.

- Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Là người giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ

- Thanh tra viên: Thực hiện nhiệm vụ thanh tra và nhiệm vụ do Tổng Thanh tra Chính phủ và Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giao

Trong 03 chủ thể này, Tổng Thanh tra Chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất vì là người đứng đầu ngành, phải chỉ đạo, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn, chủ trì sắp xếp giảm bớt sự chồng chéo trong thời gian, phạm vi, đối tượng cho các cấp dưới. Nhìn chung, chủ thể này có trách nhiệm lớn và cũng có ảnh hưởng lớn đến thanh tra về lao động nói riêng và ngành thanh tra nói chung.

Trên đây là chủ thể đầu tiên có thẩm quyền thanh tra liên quan đến lao động, để biết thêm về các chủ thể còn lại, xin tham khảo: Thẩm quyền thanh tra về lao động như thế nào? (Phần 2) (Phần 3) (Phần 4) (Phần 5).

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư