Thẩm quyền thanh tra về lao động như thế nào? (Phần 4)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:01 (GMT+7)

Bài viết giải thích về thẩm quyền thanh tra về lao động của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Trong các phần trước, Luật Hoàng Anh đã giới thiệu về thẩm quyền của thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thanh tra tỉnh về thanh tra lao động. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về thẩm quyền thanh tra lao động của thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

4.1. Nhiệm vụ của thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Theo Khoản 1 Điều 23 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010, thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là một cơ quan của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành:

- Thanh tra hành chính

- Thanh tra chuyên ngành

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng

Theo đó, đây là cơ quan thanh tra có nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về lao động trực tiếp trong địa bàn cấp tỉnh:

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về lao động, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở

- Thanh tra lại vụ việc do Giám đốc Sở giao

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở.

- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết.

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Theo như vậy, công tác thanh tra của thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội mang tính chuyên ngành và chi tiết hơn so với Thanh tra tỉnh. Thanh tra tỉnh không thực hiện thanh tra chuyên ngành (ở đây là chuyên ngành về lao động) vì không phải cơ quan chuyên môn về lao động. Trong khi đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan phụ trách quản lý về lao động cấp tỉnh, cũng là cơ quan chuyên môn về lao động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do đó, thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, một cơ quan của Sở, cũng thực hiện công tác thanh tra với tính chuyên ngành hơn.

4.2. Cơ cấu thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Theo Khoản 2 Điều Điều 23 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010, thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm Chánh thanh tra Sở, Phó Chánh thanh tra Sở, thanh tra viên. Trong đó:

- Chánh thanh tra Sở: Là người đứng đầu thanh tra Sở, do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội bổ nhiệm (thống nhất với thanh tra tỉnh), thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong quản lý Sở và lãnh đạo thanh tra Sở thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ, trong đó có các nhiệm vụ thanh tra về lao động.

- Phó Chánh thanh tra là chức vụ chỉ sau Chánh thanh tra Sở tại thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thực hiện nhiệm vụ giúp sức Chánh thanh tra Sở đồng thời thực hiện các công việc theo sự phân công của Chánh thanh tra Sở.

- Thanh tra viên là thành viên của thanh tra Sở, thực hiện công việc, nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh thanh tra Sở và các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt trong công tác thanh tra chuyên ngành.

Xem thêm:

Thẩm quyền thanh tra về lao động như thế nào? (Phần 1)

Thẩm quyền thanh tra về lao động như thế nào? (Phần 2)

Thẩm quyền thanh tra về lao động như thế nào? (Phần 3)

Thẩm quyền thanh tra về lao động như thế nào? (Phần 5)

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư