2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ và Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, trong trường hợp người lao động vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì công thức tính mức lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Bình quân tiền lương, thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động được tính như sau:
- Tỷ lệ 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội
- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa là 75%
Ví dụ: Người lao động A nghỉ hưu tháng 01/2017 tham gia bảo hiểm xã hội 20 năm, mà 15 năm đầu tương ứng với tỷ lệ 45%. Suy ra tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động A là: 45% + (20 – 15) x 2% = 55%
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Tỷ lệ 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội
- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
Tỷ lệ 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Nghỉ hưu vào năm 2018: Số năm tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu là 16 năm
- Nghỉ hưu vào năm 2019: Số năm tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu là 17 năm
- Nghỉ hưu vào năm 2020: Số năm tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu là 18 năm
- Nghỉ hưu vào năm 2021: Số năm tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu là 19 năm
- Nghỉ hưu vào năm 2022 trở đi: Số năm tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu là 20 năm
Sau khi đạt đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%, cứ thêm mỗi năm tham gia bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng tăng 2%, tối đa 75%.
Xem thêm:
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động nghỉ hưu sớm như thế nào?
Theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo công thức sau:
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
= [(Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc x Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện] / (Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện)]
Trong đó:
Mức bình quân đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo 02 cách (dựa trên người lao động nhận lương theo chế độ lương do Nhà nước quy định hay chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định).
Để biết thêm chi tiết, xem thêm:
Theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng thu nhập đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh, quy định tại Khoản 2 Điều 79 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ. Tức:
Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện = (Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh 1 +…+ Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh n)
Trong đó:
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% / Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%
Với:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh
- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn 02 số lẻ và mức thấp nhất bằng 01 (một)
Theo Khoản 1 Điều 71 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất là bằng mức lương cơ sở (trừ trường hợp người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn).
Chú ý: Mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 Đồng
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật bảo hiểm xã hội
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh