2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tiếp nối các phần trước, bài viết này Luật Hoàng Anh tiếp tục làm rõ các đối tượng thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng.
Các dịch vụ này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 đã bổ sung thêm dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật. Trong đó, căn cứ tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016, hướng dẫn tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016, các dịch vụ này được quy định cụ thể như sau:
- Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm:
+ Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.
+ Vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
- Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Đây là các dịch vụ phục vụ cho lợi ích công cộng, lợi ích chung của toàn xã hội được Chính phủ giao phó nên đương nhiên không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, internet phổ cập không chịu thuế này bởi mang tính chất phổ cập kiến thức, giáo dục pháp luật cho nhân dân trên phương tiện truyền thông, mang lại lợi ích chung cho xã hội.
Các dịch vụ nêu trên không phân biệt nguồn kinh phí chi trả theo quy định tại Khoản 11 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 cụ thể là các dịch vụ sau:
- Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, bảo vệ rừng do Nhà nước làm chủ rừng, bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, rừng quốc gia, vườn quốc gia.
- Chiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố, ngõ, xóm trong khu dân cư, vườn hoa, công viên. Doanh thu không chịu thuế là doanh thu từ hoạt động chiếu sáng công cộng.
- Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang lễ, xe ô tô phục vụ tang lễ, mai táng, hỏa táng, cải táng, di chuyển mộ, chăm sóc mộ.
Nguồn vốn đóng góp của nhân dân bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công trình được duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp đều là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng mà sẽ căn cứ vào phần trăm đóng góp theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013:
- Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50% tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì đối tượng không chịu thuế là toàn bộ giá trị công trình.
- Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác vượt quá 50% tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì toàn bộ giá trị công trình thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
- Đối tượng chính sách xã hội bao gồm: người có công theo quy định của pháp luật về người có công; đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:
Đối tượng nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (P1)
Đối tượng nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (P2)
Đối tượng nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (P4)
Đối tượng nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (P5)
Đối tượng nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (P6)
Đối tượng nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (P7)
Đối tượng nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (P8)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh